Truyền thống đám cưới kỳ lạ của các quốc gia trên thế giới
Mỗi quốc gia, mỗi đất nước đều có văn hoá và các nghi lễ cưới hỏi khác nhau. Mỗi nơi đều có văn hoá cưới hỏi rất riêng và độc đáo và các cặp đôi trên khắp thế giới cũng có cách riêng để thể hiện tình yêu và sự cam kết của họ theo nhiều cách khác nhau. Bài viết dưới đây Phi Điệp Wedding sẽ gửi tới bạn những văn hoá, những truyền thống đám cưới độc đáo của các quốc gia trên thế giới và văn hoá cưới hỏi của họ có điều gì thú vị hơn cả nhé.
TRUYỀN THỐNG ĐÁM CƯỚI KỲ LẠ CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Ngôn ngữ tình yêu của mỗi người là khác nhau và do đó có nhiều các khác nhau để thể hiện nó. Một số truyền thống văn hóa trong cưới hỏi ở một số quốc gia trên thế giới có nét độc đáo rất riêng, được lưu truyền nhiều năm lịch sử và đến ngày nay họ vẫn giữ gìn và lưu giữ nét văn hoá đó.
Đám cưới tại Vương quốc Anh
Vương quốc Anh có truyền thống kì lạ nhưng lại rất thú vị, trong đám cưới họ sẽ luôn có “Something Old, Something New, Something Borrowed and Something Blue”, có nghĩa tại đám cưới sẽ luôn có một cái gì đó cũ, cái gì đó mới, cái gì mượn và cái gì màu xanh lam… Truyền thống này được bắt nguồn từ một bài đồng dao cổ của người Anh, theo quan niệm cô dâu mặc đồ cũ để tượng trưng cho quá khứ, đồ mới cho tương lai, đồ mượn tượng trưng hạnh phúc mà nhà chồng trao cho cô dâu và đồ màu xanh lam để xua đuổi tà ma. Điều này khá thú vị và không còn xa lạ với cặp đôi và tất nhiên với ngày nay, cặp đôi tại Anh cũng sẽ biến tấu một chút để đám cưới của mình trông độc đáo và hiện đại hơn.
Pháp: Bánh ngọt Croquembouche thay vì bánh kem
Pháp là nơi tuyệt vời nổi tiếng với những chiếc ngọt. Vì vậy, không lấy làm lạ khi một số đám cưới tại nơi đây sử dụng bánh ngọt Croquembouche xếp tầng thay vì bánh kem như ở Việt Nam và một số nước pháp. Bánh ngọt nhỏ này cũng là một phần của món tráng miệng trong đám cưới và nó rất xinh xắn và độc đáo trong bữa tiệc đám cưới ấm cúng và thân mật.
Tây Ban Nha: Cô dâu mang đồ đen
Nghe có vẻ rất lạ và kì cục, đặc biệt màu đen là màu sắc cấm kị trong đám cưới tại Việt Nam bởi theo quan niệm nó mang lại sự đen đủi và xui rủi. Thế nhưng ở Tây Ban Nha lại là một điều khác và nó là truyền thống đám cưới tại Tây Ban Nha. Ở đây, cô dâu sẽ mang chiếc váy ren đen và mạng che mặt. Trang phục tượng trưng cho sự tận tụy của cô dâu dành cho chồng mình và nó như lời thề rằng tới chết cũng không rời nhau. Tuy nhiên, đó là phong tục đám cưới kỳ lạ từ năm xưa và giờ đây, đám cưới hiện đại ngày nay hầu như không còn sự xuất hiện của cô dâu mang trang phục cưới màu đen nữa.
Thụy Điển: Vương miện hoa
Tại đám cưới ở Thụy Điển, hầu như rất khó bắt gặp mạng che mặt hoặc vương miện truyền thống mà ta thường thấy. Thay vào đó, cô dâu sẽ dùng một chiếc vương miện được làm từ hoa xinh đẹp và vương miện hoa là biểu tượng của tình yêu và ngày nay, vương miện hoa vẫn là phụ kiện được nhiều cô dâu sử dụng như một truyền thống đám cưới tại đây.
Đức: Sử dụng cưa
Chắc chắn ai thấy hình ảnh cặp đôi cầm cưa cũng thắc mắc cặp đôi sẽ làm gì với nó nếu không phải là người dân Đức. Cô dâu và chú rể trong trang phục cưới sẽ cùng cưa một khúc gỗ thành hai mảnh trong buổi lễ. Đây là truyền thống Baumstamm Sägen, nó là truyền thống tượng trưng cho sức mạnh của hai vợ chồng, là sự mạnh mẽ để đối mặt với những thử thách và khó khăn trong hôn nhân.
Kenya: Bố nhổ nước bọt vào cô dâu
Đúng là một truyền thống rất kì lạ của người Maasai ở Kenya, ở đây có truyền thống nhổ nước bọt vào ai đó chính là thể hiện sự tôn trọng đối với họ. Và trong đám cưới, đừng sốc nếu thấy bố cô dâu nhổ nước bọt vào váy cô dâu, đây là hành động thiện chí với mong muốn cuộc hôn nhân luôn tốt đẹp và không gì có thể làm hỏng cuộc hôn nhân này.
Maroc: Đám cưới kéo dài một tuần lễ
Đám cưới ở Việt Nam thường diễn ra trong một ngày và đó là đám cưới truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên với Maroc, đám cưới ở đây kéo dài tận 7 ngày - một tuần lễ, mọi thứ được thực hiện từ các nghi lễ trước đám cưới, nghi thức chuẩn bị và các bữa tiệc lớn trong đám cưới. Khách mời tham dự sẽ chuẩn bị tinh thần và sắp xếp công việc để nghỉ làm một tuần nếu tham dự đám cưới ở Maroc.
Lịch trình thường thấy tại đám cưới Maroc là, vào ngày đầu tuần, cô dâu sẽ đi tắm hơi để đánh dấu sự khởi đầu của chương mới trong cuộc đời mình, nó như một nghi lễ thanh tẩy và cô dâu sẽ thực hiện cùng với bạn bè và người thân của mình tại một phòng tắm hơi truyền thống.
Nigeria: Ném tiền vào vợ chồng mới cưới
Một điều thú vị của đám cưới ở Nigeria là khách mời tham dự đám cưới sẽ không ngại vung tiền cho vợ chồng cưới. Theo như được biết, khách tham dự sẽ tung tiền vào cô dâu và chú rể như một cử chỉ thể hiện sự hạnh phúc dành cho cặp đôi cũng như để giữ chân họ trên sàn nhảy.
Trung Quốc: Khóc
Đám cưới là ngày vui, cớ sao truyền thống đám cưới của Trung Quốc lại có nghi lễ khóc, cô dâu trong đám cưới sẽ phải tập khóc và đây là truyền thống tập tục ở tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc, tập tục này được gọi tên là Zuo Tang và nó bắt nguồn từ thời chiến của Trung Quốc khi mẹ của công chúa nước Triệu đã rơi nước mắt trong đám cưới của cô ấy. Đây là những giọt nước mắt hạnh phúc dành cho cô dâu và nó trở thành tập tục đám cưới kỳ lạ nhưng khá thú vị.
Nhật Bản: Uống rượu gắn kết
Uống rượu trong ngày vui thì không có gì làm lạ, thế nhưng ở Nhật Bản, có truyền thống đám cưới mà yêu cầu cô dâu và chú rể mỗi người đều phải nhấp môi uống từ ba cốc rượu sake, sau đó cha mẹ của cô dâu và chú rể cũng phải uống như thế với mục đích là gắn kết gia đình và mọi người lại với nhau. Truyền thống này là truyền thống lịch sử San-san-kudo tại Nhật Bản.
Hàn Quốc: Ngỗng cho cô dâu
Cặp đôi mới cưới đều được tặng đồ trang sức, tặng nhà mới hay tiền mừng… Tuy nhiên, ở Hàn Quốc có một truyền thống đám cưới khá kỳ lạ là cô dâu và chú rể sẽ trao đổi ngỗng và vịt gỗ cho nhau trong ngày cưới như là dấu hiệu của sự cam kết hôn nhâ. Trong lịch sử, chú rể cũng tặng mẹ vợ ngỗng trời hoặc vịt trời, những con ngỗng tượng trưng cho sự thuần khiết và lòng trung thành của chú rể dành cho cô dâu của mình.
Nguồn: https://phidiepwedding.com/