Phi Điệp Wedding Planner - Dịch vụ cưới hỏi trọn gói, tổ chức đám cưới, tiệc cưới
Hotline: 0906 004 505 - 0983 037 083   Email:
Cẩm nang cưới

Cẩm nang cưới

Bài phát biểu trong đám cưới: Ai nói gì & khi nào?

Trong văn hóa của người Việt Nam luôn có phần phát biểu và thường là người lớn tuổi, đứng đầu dòng họ của hai bên gia đình phát biểu trong đám cưới. Những năm gần đây, càng nhiều cặp đôi thích tổ chức đám cưới thân mật hơn, đám cưới chỉ có người thân và bạn bè thân thiết tham dự, vậy nên bài phát biểu không chỉ được đại diện hai bên gia đình mà còn những người khác. Có thể cặp đôi sẽ bối rối cho tiết mục phát biểu trong đám cưới của mình, vậy nên bài viết dưới đây, hãy cùng Phi Điệp Wedding tìm hiểu về thứ tự bài phát biểu của mỗi người và họ nên phát biểu những gì cho ngày trọng đại của cô dâu và chú rể là hợp lý.

Tất nhiên, bài phát biểu không có bất kỳ một quy định cụ thể nào về thứ tự và những gì họ cần nói trong ngày cưới, tuy nhiên vẫn nên lên lịch trình cụ thể để đảm bảo đám cưới được diễn ra trơn tru, vậy nên hãy dành một chút thời gian để sắp xếp nó nhé.

Thứ tự phát biểu trong đám cưới

Với bữa tiệc thân mật trong đám cưới, việc phát biểu để làm ấm cúng không khí và thêm phần ý nghĩa hơn cho ngày trọng đại của mình. Thứ tự hợp lý mà Phi Điệp Wedding gợi ý tới cặp đôi là: bố cô dâu/ mẹ chú rể - chú rể, cô dâu, phù dâu, phù rể. Là thứ tự gợi ý để cặp đôi tham khảo, ngoài ra có thể sắp xếp trình tự hợp lý phù hợp với đám cưới của hai người.

Bài phát biểu trong đám cưới

Bài phát biểu trong đám cưới: Ai nói gì & khi nào?

Bố cô dâu

Trong trường hợp bố cô dâu không có mặt, bài phát biểu có thể được thực hiện bởi một người khác, là người quan trọng đối với cô dâu và với gia đình.

Bài phát biểu của bố cô dâu bao gồm:

  • Chào khách mời tham dự đám cưới và cảm ơn sự tham dự của họ.

  • Chào người bạn đời của cô dâu và gia đình.

  • Phát biểu chân thành về cô dâu, kể chuyện về cô ấy, khen ngợi và tự hào về con gái của mình.

  • Khen ngợi người bạn đời và lý do bố cô dâu cho rằng hai người là một đôi vợ chồng tuyệt vời.

  • Nâng ly chúc mừng.

Với bài phát biểu đầu tiên, để giữ được sự háo hức của mọi người thì không nên nói quá lâu và quá dài dòng, nhưng cũng không nên quá ngắn để tránh hụt hẫng.

Cô dâu và chú rể

Thông thường, bài phát biểu của nhà cô dâu sẽ dẫn vào bài phát biểu của chú rể, vậy chú rể nên nói những gì trong đám cưới của mình. Và cô dâu chú rể có thể cùng phát biểu với nhau.

  • Cảm ơn bài phát biểu của bố cô dâu và nâng ly chúc mừng.

  • Cảm ơn khách mời tham dự ngày chung đôi của vợ chồng.

  • Cảm ơn cả hai bố mẹ.

  • Gửi lời tới cô dâu/ chú rể, về hành trình yêu nhau và nâng ly chúc mừng cho hạnh phúc của mình cùng toàn thể khách mời tham dự lễ cưới.

Chú rể/ cô dâu không nên dành quá nhiều thời gian để cảm ơn nơi tổ chức, nên cảm ơn ngắn gọn, không rườm rà. Hãy tập trung vào cô dâu, người bạn đời của mình, gia đình hai bên và khách mời tham dự.

Bài phát biểu trong đám cưới: Ai nói gì & khi nào?

Phù dâu/ Phù rể

Đây là lúc phù dâu/ phù rể có thể chia sẻ những câu chuyện vui nhộn và ngọt ngào dành cho nhân vật chính của ngày hôm nay. Phù dâu và phù rể nên:

  • Kể những câu chuyện thú vị của cô dâu và hành trình của cô/ cậu ấy có được ngày hạnh phúc ngày hôm nay.

  • Khen ngợi vợ chồng mới cưới.

  • Đọc lời chúc của những người bạn vắng mặt.

Thời điểm tốt nhất cho bài phát biểu trong đám cưới

Thông thường, bài phát biểu sẽ diễn ra sau đám cưới hoặc có thể đưa ra trước bữa ăn tùy vào lựa chọn của cặp đôi. Được biết, bài phát biểu cũng là một trong những điểm nhấn cho lễ cưới, vậy nên trước hay sau bữa ăn đều là thời điểm hợp lý để phát biểu. 

Thời điểm tốt nhất cho bài phát biểu phụ thuộc vào cô dâu và chú rể sắp xếp. Cô dâu và chú rể có thể phát biểu trước bữa ăn như đám cưới truyền thống hoặc sau bữa ăn, khi mọi người đều đã thư giãn sau tiệc chiêu đãi và đây là thời điểm thích hợp để lắng nghe và tiếp tục các tiết mục tiếp theo của đám cưới như tổ chức trò chơi vui nhộn cùng khách mời hay thêm một bữa tiệc háo hức như Wedding After-Party…

Lưu ý khi phát biểu trong đám cưới

Để giữ được phần phát biểu được thú vị và gây sự chú ý của tất cả mọi người. Người phát biểu có những lưu ý sau đây.

  • Suy nghĩ cách dẫn dắt cho người phát biểu sau: Cách này không nhất thiết tuy nhiên nó sẽ giữ cho phần phát biểu được liền mạch mà không bị đứt quãng giữa các bài phát biểu với nhau và thường những bài phát biểu đều không liên quan tới nhau vậy nên dẫn dắt là quan trọng và thể hiện sự tinh tế của người đó cho phần phát biểu trong đám cưới.

  • Đặt giới hạn. Cần giới hạn thời gian của mỗi người phát biểu để không quá dài gây nhàm chán và không quá ngắn gây sự hụt hẫng với người nghe. Thời gian hợp lý dành cho mỗi người là khoảng từ 6 - 8 phút.

  • Biết trước thứ tự phát biểu của mình. Điều này giúp mình chủ động khi phát biểu. Tốt hơn là biết trước người phát biểu trước mình và có thể hỏi họ giới thiệu luôn để bản thân không phải giới thiệu một cách vụng về.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho cô dâu và chú rể. Cho tới ngày nay, khi đám cưới ngày càng hiện đại, ngày càng phá vỡ những quy chuẩn từ trước tới nay thì có rất nhiều cách sáng tạo độc lạ cho đám cưới của mình và bài phát biểu cũng là một trong số đó, nó là cách để đám cưới trở nên cảm xúc và ý nghĩa hơn bao giờ hết. Vậy nên, cặp đôi có thể tham khảo thêm và nếu có những thắc mắc liên quan tới các dịch vụ cưới hỏi, có thể liên hệ ngay tới Phi Điệp Wedding để được tư vấn và giải đáp thắc mắc nhé.

Các tin khác