NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ TRONG NGHI LỄ CƯỚI HỎI
Một nghi lễ cưới hỏi hoàn chỉnh theo phong tục của người Việt Nam không thể bỏ qua lễ ăn hỏi, lễ ăn hỏi là một thủ tục quan trọng mà cả gia đình và cô dâu chú rể cần chuẩn bị cẩn thận và chu đáo từng chi tiết để không xảy ra bất cứ sai sót nào, vậy nên Phi Điệp chia sẻ tới bạn trong bài viết dưới đây để lưu ý về những điều kiêng kỵ trong nghi lễ cưới hỏi ở Việt Nam để đám cưới hay ngày trọng đại của hai bạn được trọn vẹn nhất.
1. Không chọn làm lễ vào giờ xấu
Theo quan niệm của dân ta, trước khi làm việc gì trọng đại đều đi xem ngày lành tháng tốt, khi chọn được ngày lành mới tiến hành kế hoạch chuẩn bị cho phù hợp. Như dân gian truyền tải lại, nếu tổ chức lễ ăn hỏi hay lễ cưới vào ngày xấu hoặc giờ xấu sẽ đem lại xui xẻo, những điều không may mắn cho cô dâu và chú rể. Trước khi ngày trọng đại diễn ra, hai bên gia đình sẽ bàn bạc với nhau và đi xem kỹ ngày giờ để tổ chức lễ, tránh giờ không hợp, giờ xấu, xung khắc với đôi vợ chồng để cuộc sống của hai người luôn êm ấm và hạnh phúc. Ngoài việc chọn giờ đẹp, gia đình phải xem ngày tổ chức đám cưới có hợp tuổi với cặp đôi hay không.
Ở mỗi vùng miền khác nhau sẽ có quan niệm những ngày không tốt để tránh, chẳng hạn như người miền Bắc sẽ tránh những ngày đầu hay cuối tháng âm lịch, đối với người miền Nam họ sẽ tránh những ngày rằm, ngày Phật đản, ngày mồng 1…
2. Không cưới hỏi khi nhà có tang
Nếu gia đình đang mắc tang thì sẽ không tổ chức đám cưới, nếu gia đình vẫn tổ chức thì theo quan niệm cặp đôi sẽ có thiệt thòi và đôi khi khâu tổ chức sẽ không được suôn sẻ. Khi gia đình có người mới mất, việc nên làm là chờ hết tang mới tổ chức. “Có kiêng có lành”, chuyện tâm linh là chuyện không thể giải thích, bởi quan niệm thì ta nên thực hiện theo để tránh những niềm xui rủi ảnh hưởng tới tâm lý và hạnh phúc của cặp đôi, khi ngày cưới là ngày trọng đại của cuộc đời.
Ngoài ra, quan khách tham gia nếu có tang không nên tới tham dự lễ hỏi hay cưới của cặp đôi, nhất là những vị khách có tang chưa được 100 ngày. Và người ta còn truyền nhau rằng họ có thể sẽ mang lại những điều không may mắn cho tiệc cưới của gia đình.
3. Không để cô dâu xuất hiện trước khi chú rể đón
Một điều kiêng kỵ trong nghi lễ cưới hỏi là cô dâu sẽ phải ngồi trong phòng của mình, khi hai họ gia đình thực hiện một số nghi lễ và cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón, cô dâu xuất hiện trước đó, trước toàn bộ quan khách trước khi chú rể đón được cho là thiếu lễ phép theo quan niệm từ xưa, cô dâu sẽ không được quan trọng. Đặc biệt là không để mẹ chồng thấy cô dâu trước chú rể.
Sau khi hai họ gia đình thực hiện xong nghi lễ trao tráp trong lễ ăn hỏi, đại diện gia đình thực hiện phát biểu xong, đó là thời điểm thích hợp nhất để chú rể vào phòng đón cô dâu và ra mắt hai bên gia đình. Sau đó, cô dâu chú rể sẽ tiếp tục thực hiện các nghi lễ trong cưới hỏi như thắp hương, chào hỏi quan khách tham dự, làm lễ gia tiên và rót rượu mời trà người lớn tuổi…
4. Không dùng dao kéo trong lễ ăn hỏi
Tuyệt đối không được sử dụng dao kéo trong ngày lễ ăn hỏi của con cháu, đặc biệt là trong nghi lễ lại quả trong cuối buổi lễ ăn hỏi. Khi nhà gái tiến hành lại quả cho nhà trai như sự đáp lễ, lời cảm ơn tới gia đình, nhà gái không được dùng dao kéo để mổ xẻ phần tráp lễ để lại quả cho nhà trai, thay vào đó dùng tay để xé các lễ vật và đặt vào tráp. Khi sử dụng dao kéo, theo quan niệm sẽ cứa đứt hay mổ xẻ là điều không tốt và cần phải kiêng kị trong ngày ăn hỏi, và đó là sự không may mắn cho cặp đôi, cho hạnh phúc sau này của hai người.
5. Không làm đổ vỡ trong nghi lễ cưới hỏi
Trong những ngày trọng đại, truyền thống của người Việt Nam như lễ tết hay lễ cưới, lễ hỏi đều kiêng kỵ làm đổ vỡ trong những ngày nay. Không để bát hay cốc chén, gương vỡ thậm chí là gãy đũa trong ngày quan trọng của cặp đôi bởi nó thể hiện sự đổ vỡ, sự xui rủi không may mắn. Để tránh sự đổ bể không đáng có, hai bên gia đình cần có sự sắp đặt hợp lý và luôn cần thận, sắp đặt đồ vật gọn gàng, ngăn nắp để tránh những điều kiêng kỵ trong đám cưới.
6. Không chuẩn bị gia tiên sơ sài
Gia đình cần có sự chuẩn bị chu đáo cho lễ hỏi hay lễ cưới của con cháu, không để gia tiên sơ sài bởi bàn thờ gia tiên là nơi diễn ra lễ ăn hỏi, nơi thiêng liêng mà con cháu thực hiện thắp hương bày tỏ sự thành kính và hiếu thảo với ông bà tổ tiên, và cũng là nơi chứng giám cho tình cảm của đôi vợ chồng. Việc chuẩn bị lễ gia tiên chu đáo là sự thành kính, tôn kính của gia đình với tổ tiên và như lời khẩn cầu chân thành cho ông bà phù hộ hôn nhân của cặp đôi được may mắn, suôn sẻ và hạnh phúc.
Trước ngày lễ ăn hỏi diễn ra, gia đình cần dọn dẹp nhà cửa và bàn thờ sạch sẽ, chuẩn bị đầy đủ các vật cần thiết và trang trí bắt mắt cho lễ gia tiên.
Bạn có thể thuê một đơn vị chuyên các dịch vụ cưới hỏi bao gồm cả trang trí gia tiên để ngày lễ được tươm tất, trang trí hiện đại và bắt mắt. Có rất nhiều xu hướng trang trí gia tiên được thay đổi và cập nhật hàng ngày tại Phi Điệp Wedding, bạn có thể dừng lại và nhìn ngắm một chút về một số mẫu gia tiên của nhà Phi Điệp để tham khảo nha.
7. Không đeo nhẫn cưới trong lễ hỏi
Một điều quan trọng phải đề cập trong những điều kiêng kỵ trong nghi lễ cưới hỏi là cô dâu và chú rể sẽ trao nhẫn cưới cho nhau trong tiệc cưới chứ không trao nhau trong dịp lễ ăn hỏi. Nếu đeo nhẫn cưới trước khi tiến hành hôn lễ theo quan niệm dân gian thì cuộc sống hôn nhân về sau sẽ lục đục, gặp khó khăn không vững bền. Là quan niệm dân gian và vẫn nên “có kiêng có lành” để đám cưới được diễn ra tốt đẹp nhất.
Bài viết trên tổng hợp những quan niệm của dân gian về những điều kiêng kỵ trong lễ ăn hỏi mà cặp đôi có thể tham khảo để tránh những điều không may mắn cho ngày vui của mình. Cặp đôi cần chuẩn bị thật kỹ cho những ngày trọng đại của mình và chuẩn bị cho mình một tâm thế thật thoải mái trong ngày cưới để tiệc cưới diễn ra thuận lợi và tạo nên một kỷ niệm khó quên đối với đôi vợ chồng trẻ.