LỄ ĂN HỎI 5 TRÁP GỒM NHỮNG GÌ?
Lễ ăn hỏi là lễ quan trọng trong nghi lễ cưới hỏi của người Việt Nam, lễ ăn hỏi là sự thông báo chính thức về vợ chồng sắp cưới của nhau với họ hàng hai bên, hai người chính thức được quen nhau dưới sự cho phép của người lớn. Ngày nay, vì quá bận bịu với công việc mà người ta thường gộp lễ ăn hỏi vào lễ cưới tổ chức luôn một lần để tiết kiệm thời gian và cả tiền bạc. Dù gộp lại thì lễ ăn hỏi vẫn phải được chuẩn bị một cách chỉn chu, đặc biệt là lễ vật nhà trai sang nhà gái trong ngày lễ ăn hỏi rất quan trọng. Cùng Phi Điệp Wedding tìm hiểu xem lễ ăn hỏi 5 tráp gồm những gì và cần chuẩn bị thế nào trong bài viết dưới đây nhé.
- HƯỚNG DẪN CÔ DÂU TỰ TRANG TRÍ LỄ GIA TIÊN ĂN HỎI
- Các Mâm Lễ Ăn Hỏi Miền Bắc | Sự Khác Nhau Giữa Mâm Lễ Xưa Và Nay
Lễ ăn hỏi 5 tráp
Tráp lễ trong ngày ăn hỏi rất quan trọng bởi đó là cách mà nhà trai thể hiện thành ý của mình thông qua tráp lễ. Vì vậy, tráp lễ cần đẩy đủ và được chuẩn bị tươm tất để bày tỏ sự yêu quý và sự chân thành với gia đình nhà gái của nhà trai.
Lễ ăn hỏi 5 tráp là lễ vật nhà trai đem sang nhà gái để kết duyên gồm 5 tráp lễ cần thiết trong truyền thống cưới hỏi của người Việt bao gồm cau trầu, rượu thuốc, trái cây, bánh xu xê và chè. Lễ ăn hỏi 5 tráp mang ý nghĩa rất hay, tượng trưng cho lời chúc phúc “trăm năm hạnh phúc” của bậc người lớn gửi gắm dành cho con cái.
Lễ ăn hỏi 5 tráp ở ba miền có gì khác nhau?
Ở mỗi vùng miền khác nhau sẽ có văn hóa và quan niệm khác nhau về lối sống, và điều đó cũng có ảnh hưởng tới việc chọn lễ 5 tráp trong lễ ăn hỏi.
Ở miền Bắc, số lượng tráp lễ không chỉ riêng 5 tráp mà người ta có thể thêm tráp lễ tùy theo ý của gia đình, tuy nhiên số lượng tráp lễ được quan niệm sẽ được chọn theo số lẻ là 5, 7, 9 hoặc 11. Số lẻ mà người miền Bắc quan niệm là sự có dư, có thừa. Mong con cái có cuộc sống ấm êm và đầy đủ.
Ngược lại với miền Bắc, lễ ăn hỏi ở miền Nam được chuẩn bị với số lượng là chẵn, số lượng tráp và số lượng lễ vật luôn được chọn là số lẻ bởi số chẵn tượng trưng cho việc có đôi, có cặp với nhau, luôn đi cùng một đôi với ý nghĩa là mong hai vợ chồng luôn sát cánh kề vai với nhau, cùng tát cạn biển đông, có cuộc sống sung túc và giàu sang về sau.
Ý nghĩa của lễ ăn hỏi 5 tráp
-
Tráp trầu cau
Tráp trầu cau là tráp dù ở miền nào cũng là tráp bắt buộc, trầu cau là tráp tượng trưng cho sự sắt son và chung thủy trong mối quan hệ vợ chồng, vợ chồng gắn bó với nhau và tình cảm với nhau. Bởi ý nghĩa đó, tráp lễ trầu cau không thể thiếu cho dù ở miền nào hay số lượng thế nào. Thường người ta sẽ lựa chọn những quả cau to tròn, được dán chữ hỷ lên quả cau và số lượng trầu cau thường là 100 quả, lá trầu được chọn tỉ mỉ, chọn những lá to, tươi và xanh để đặt cùng trái cau. Tráp trầu cau được đặt lên mâm lễ được trang trí rất bắt mắt. Mâm trầu cau ngày nay thường được kết hợp với cả hoa tươi, được trang trí nghệ thuật kết hợp cả truyền thống và cổ điển tạo nên mâm lễ rất bắt mắt và sang trọng.
-
Tráp rượu, thuốc
Tráp rượu, thuốc thường được dâng lên bàn thờ thành kính như mong ông bà phù hộ cho hôn lễ được suôn sẻ và chứng giám cho hôn nhân của con cháu được hạnh phúc. Thường gia đình sẽ chọn 3 chai rượu kết hợp với 3 cây thuốc lá, kết cùng một mâm lễ đặt trong mâm và trang trí tạo nên tráp lễ lịch thiệp và sang trọng.
-
Tráp hoa quả
Mâm hoa quả trong lễ ăn hỏi cũng sẽ có mặt trong 5 tráp lễ ăn hỏi, mâm quả trái cây với mong muốn mãi mãi là sự tươi mới và ngọt ngào của đôi vợ chồng. Tráp hoa quả là hoa quả tươi, thường hoa quả gia đình chọn có thể là tráp táo, hay hoa quả tổng hợp. Hoa quả được xếp tháp bắt mắt hoặc kết cùng rồng phượng rất sang trọng được nhiều gia đình chọn khi làm tráp hoa quả.
-
Tráp bánh phu thê
Bánh phu thê hay còn gọi là bánh xu xê, cách gọi tùy vào từng địa phương. Nghe tên bánh cũng ít nhiều hình dung được ý nghĩa của bánh phu thê. Bánh phu thê có giai thoại về một tình yêu đẹp, về sự chung thủy của vợ chồng và sự ngọt ngào trong tình yêu. Sự ngọt ngào đó cũng thể hiện trong vị bánh phu thê và bánh phu thê được khéo léo xếp thành hình tháp cao vững chãi như hạnh phúc gia đình của cặp đôi.
-
Tráp chè, mứt
Tương tự bánh phu thê, tráp chè và vứt cũng mang đến sự ngọt ngào như tình yêu lứa đôi của vợ chồng, với tráp chè, mứt sẽ được xếp rất khéo léo, trang trí cùng hoa tươi tạo thành tháp và là tráp không thể thiếu trong lễ ăn hỏi 5 tráp trong truyền thống của người Việt Nam.
Lễ ăn hỏi 5 tráp đều là những tráp lễ cơ bản mà hầu hết gia đình chọn để làm lễ vật vào ngày ăn hỏi của con cái. Ngoài ra, gia đình có thể thêm tráp như heo quay, bánh cốm, tráp xôi… thêm vào lễ đưa qua nhà gái. Tráp lễ ăn hỏi rất quan trọng bởi đó là sự yêu quý với con dâu của mình, sự thành kính đối với gia đình nhà gái cũng như là thể diện của gia đình nhà trai. Vậy nên khi lựa chọn tráp, gia đình thường chọn rất kỹ và rất chỉn chu để đưa qua nhà gái trong lễ ăn hỏi.