NGHI THỨC GIA TIÊN TRUYỀN THỐNG TRONG ĐÁM CƯỚI
Lễ gia tiên là phong tục cưới hỏi truyền thống trong đám cưới của người Việt Nam. Lễ gia tiên là nghi thức mang nét đẹp văn hóa của người Việt mà không thể thiếu trong nghi thức cưới hỏi của các cặp đôi. Cùng Phi Điệp Wedding tìm hiểu về nghi thức gia tiên truyền thống trong đám cưới và kinh nghiệm tổ chức lễ gia tiên của người Việt Nam ở cả ba miền nhé.
Lễ gia tiên là gì?
Trước khi tìm hiểu về nghi thức gia tiên, trước tiên ta phải hiểu lễ gia tiên là gì?
Lễ gia tiên là lễ cúng bái, như một lễ báo cáo với tổ tiên về hôn sự của con cháu, lễ gia tiên rất quan trọng và không thể thiếu trong bất kì đám cưới nào và nó trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Lễ gia tiên nhằm mục đích thông báo với tổ tiên về hôn lễ của cặp đôi, cũng là lễ để con cháu bày tỏ sự thành kính của mình đối với ông bà tổ tiên thể hiện sự hiếu thảo của con cháu. Ngoài ra, lễ gia tiên còn là sự cầu nguyện mong ông bà phù hộ cho hôn nhân của con cháu được hạnh phúc và êm ấm.
Bên cạnh đó, lễ gia tiên cũng là lễ ra mắt cô dâu chú rể với hai họ gia đình. Trong lễ gia tiên, nghi thức quan trọng nhất là cô dâu chú rể sẽ tiến hành thắp hương lên bàn thờ tổ tiên để bày tỏ sự hiếu thảo và thành kính với ông bà.
Thời điểm tiến hành lễ gia tiên
Lễ gia tiên được tiến hành ở cả lễ ăn hỏi và lễ cưới của cặp đôi. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, có thể công việc quá bận rộn và để tiết kiệm thời gian và tiền bạc thì nhiều gia đình gộp lễ cưới với lễ hỏi lại làm một, lễ gia tiên cũng sẽ được tổ chức đồng thời trong ngày diễn ra tiệc cưới của cặp đôi.
Trong cả lễ ăn hỏi và lễ cưới của cặp đôi, lễ gia tiên thường được diễn ra khi nhà trai và nhà gái đã có đôi lời thưa chuyện với nhau, sau khi đã bàn luận về đám cưới của hai cháu cũng như đồng ý việc cưới hỏi của con cháu.
Bàn thờ lễ gia tiên có gì?
Bàn thờ gia tiên ở mỗi vùng miền, ở mỗi văn hóa sẽ có cách bài biện và chuẩn bị lễ vật khác nhau.
Đối với bàn thờ gia tiên miền Bắc: Trong lễ gia tiên ở miền Bắc, bàn thờ chính của gia đình là bàn thờ gia tiên, là bàn thờ mà gia đình thờ cúng thường ngày. Bàn thờ cần được lau dọn gọn gàng, trên bàn thờ có thể phủ thêm câu đối hay vải đỏ để vừa trang trí, vừa là biểu tượng mang đến sự may mắn cho cả gia đình.
Mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên ở miền Bắc thường sẽ có mâm ngũ quả kết rồng phượng, kết cùng các mâm ngũ quả khác được trang trí kèm hoa tươi rất đẹp và bắt mắt.
Ngoài ra, thêm một nghi lễ trong lễ gia tiên là lễ lại quả, lễ lại quả là nghi lễ ở cuối buổi lễ ăn hỏi. Sau khi hai bên gia đình đã xong các thủ tục lễ ăn hỏi và bàn bạc chuyện hôn sự lễ cưới sắp tới đã xong thì lúc này sẽ tiến hành thực hiện thủ tục lễ lại quả. Khi nhà trai.
Đối với bàn thờ gia tiên miền Trung: Người miền Trung có lối sống đơn giản, họ sống giản dị và không cầu kỳ nên lễ gia tiên của họ cũng khá đơn giản. Người miền Trung quan niệm “Trọng lễ nghi, khi tài vật”. Tuy đơn giản, nhưng họ luôn chuẩn bị chu đáo các lễ vật với đủ loại mâm lễ như gia tiên truyền thống của người Việt Nam, lễ vật ở miền Trung bao gồm tráp cau trầu, tráp rượu trà, tráp bánh phu thê… và đặc biệt là cặp nến tơ hồng. Tuỳ vào điều kiện và sự chuẩn bị của nhà trai, mâm lễ sẽ khác nhau và số lượng cũng sẽ khác nhau, đối với nhà trai có điều kiện khá giả thì mâm lễ sẽ có thêm bánh dẻo, bánh kem và khác với miền Bắc và miền Nam, tại miền Trung không sử dụng heo quay để làm lễ vật và để cúng.
Đối với bàn thờ gia tiên miền Nam: Với miền Nam, lễ cưới và gia tiên rất quan trọng về tính thẩm mỹ và lễ nghi được đặt lên hàng đầu. Gia đình ở miền Nam sẽ lập bàn thờ ở phòng khách và đảm bảo sự trang trọng và tôn nghiêm khi tổ chức lễ gia tiên cho con cháu.
Trên bàn thờ gia tiên sẽ được treo phông màu đỏ cùng với cặp câu đối, ở giữa được đặt chữ hỷ lớn. Cặp lư đồng trên bàn thờ được chuẩn bị và đánh bóng kỹ càng, mâm quả trang trí bắt mắt và không thể thiếu một bình hoa lớn được cắm khéo léo và tỉ mỉ. Trên bàn thờ sẽ bày mâm ngũ quả, hoặc cầu kỳ hơn sẽ chuẩn bị mâm ngũ quả rồng phượng.
Lễ gia tiên được tổ chức thế nào?
Như đã đề cập ở trên, lễ gia tiên được tổ chức tại cả nhà gái lẫn nhà trai.
Lễ gia tiên ở nhà gái được diễn ra khi nhà trai tới thưa chuyện hôn sự và ngỏ ý xin phép nhà gái đón dâu về nhà, lễ gia tiên tổ chức trong ngày lễ ăn hỏi. Cô dâu và chú rể tiến hành thắp hương lên bàn thờ tổ tiên, sau đó mới tiến hành rước dâu về nhà chồng.
Trước tiên, đại diện nhà gái sẽ thắp hương và đọc khấn báo cáo với tổ tiên về hỷ sự nhà mình. Sau đó, tới lượt cô dâu và chú rể. Sau khi thắp hương xong, cô dâu và chú rể sẽ mời nước bố mẹ và họ hàng hai bên và cùng hai họ bàn luận về tiệc cưới sắp tới. Lễ gia tiên ở nhà gái được tiến hành nhanh đảm bảo kịp giờ để đón dâu về nhà trai.
Lễ gia tiên ở nhà trai được tổ chức khi đón cô dâu về nhà chồng. Trong nghi lễ đón dâu ở miền Bắc và miền Trung, mẹ cô dâu không được đưa con gái về nhà chồng, điều này ngươi lại với nhiều gia đình ở miền nam, mẹ đẻ vẫn đưa con gái đi về nhà chồng.
Khi đoàn rước dâu về nhà trai, cô dâu và chú rể cũng thực hiện các thủ tục và nghi thức của lễ gia tiên, sẽ tiến hành ra mắt tổ tiên, thắp hương cúng ông bà.
Đầu tiên là bố mẹ chú rể và cô dâu chú rể sẽ thắp hương lên ông bà tổ tiên. Sau khi bố mẹ chú rể thắp hương, đọc bài khấn báo cáo tổ tiên thì mới tới lượt cô dâu chú rể thắp hương và thực hiện nghi lễ theo hướng dẫn của người lớn. Sau đó, cô dâu chú rể sẽ cúi lạy bố mẹ và mời nước các bậc cao tuổi trong dòng họ.
Nghi thức gia tiên truyền thống trong tiệc cưới không còn xa lạ với bất kỳ ai, tuy nhiên nếu trong vai là nhân vật chính trong ngày trọng đại của đời mình có lẽ cặp đôi cùng gia đình sẽ có đôi chút bối rối, vậy nên Phi Điệp Wedding gửi bài viết này tới bạn và hy vọng nó có ích cho bạn đọc.
Bạn có thắc mắc gì về tiệc cưới, các dịch vụ cưới hỏi từ trang trí gia tiên tới chuẩn bị tráp lễ ăn hỏi, bạn có thể liên hệ tới Phi Điệp Wedding để chúng mình trực tiếp tư vấn cho bạn nhé.
Nguồn: https://phidiepwedding.com/