Phi Điệp Wedding Planner - Dịch vụ cưới hỏi trọn gói, tổ chức đám cưới, tiệc cưới
Hotline: 0906 004 505 - 0983 037 083   Email:
Cẩm nang cưới

Cẩm nang cưới

TRUYỀN THỐNG TRONG ĐÁM CƯỚI Ở VIỆT NAM

Cặp đôi đang chuẩn bị tiệc cưới cho mình có lẽ đang rất bận rộn để thực hiện tiệc cưới của mình thật chu đáo, thật ấn tượng, thật hiện đại nhưng vẫn giữ những nét truyền thống trong đám cưới của người Việt Nam, để chuẩn bị chu đáo cho tiệc cưới của mình, Phi Điệp Wedding gửi tới cô dâu chú rể đang tìm hiểu về các nghi lễ truyền thống trong đám cưới trong bài viết dưới đây để tìm hiểu và hiểu hơn về chi tiết truyền thống đám cưới phổ biến. Bài viết được dịch và viết dựa vào góc nhìn của trang tiệc cưới nổi tiếng, The Knot.

TRUYỀN THỐNG TRONG ĐÁM CƯỚI Ở VIỆT NAM

1. Chọn ngày lành tháng tốt

Chọn ngày cưới là một trong những bước đầu tiên trước khi cặp đôi có kế hoạch tổ chức đám cưới cụ thể. Trong tiệc cưới của người Việt Nam, việc chọn ngày đẹp để tổ chức mang ý nghĩa về những điều tốt lành, và điều này rất quan trọng cho hạnh phúc của các cặp đôi. Các bậc người lớn, người đại diện dòng họ sẽ đi xem ngày đẹp để chuẩn bị tổ chức đám cưới và tổ chức vào ngày đẹp sẽ là sự thuận lợi, cặp đôi sẽ có hôn nhân hạnh phúc, gia đình êm ấm.

2. Chụp ảnh cưới

Cặp đôi ở Việt Nam sẽ chụp ảnh cưới cùng nhau trước khi hôn lễ diễn ra, hai người chụp trong trang phục cưới. Thường cặp đôi sẽ cùng nhau đi thử váy cưới và trang phục của chú rể trước đó, cùng đi mua sắm để chuẩn bị tiệc cưới vậy nên chú rể đã nhìn thấy cô dâu mang váy cưới trước đó. Việc chụp ảnh cưới để lưu giữ kỷ niệm của hai người, cũng như dùng nó đặt vào tiệc cưới. Trong tiệc cưới của người Việt Nam, ảnh cưới sẽ được đặt trước cổng cưới.

TRUYỀN THỐNG TRONG ĐÁM CƯỚI Ở VIỆT NAM

3. Lễ ăn hỏi (Lễ đính hôn)

Trình tự lễ ăn hỏi không còn xa lạ với người trẻ Việt Nam đang chuẩn bị đám cưới, một lễ ăn hỏi truyền thống sẽ diễn ra theo trình tự. Lễ ăn hỏi là lễ nhà trai sang nhà gái để xin phép hỏi cưới. Tương tự như lễ đính hôn của phương Tây, lễ ăn hỏi là nghi thức nhà trai chính thức cầu hôn cô dâu trước sự chứng kiến của họ hàng hai bên và của ông bà tổ tiên trong gia đình.

Trước lễ ăn hỏi còn có lễ người ta gọi là dạm ngõ, một số vùng miền sẽ gọi là đám nói, trong lễ dạm ngõ, bố mẹ cô dâu và chú rể sẽ gặp nhau và bàn bạc về việc sắp xếp ngày giờ để tổ chức lễ đính hôn cho cặp đôi và cả bàn bạc về lễ cưới khi hai người bày tỏ ý định kết hôn.

Trình tự lễ ăn hỏi là nhà trai tới nhà gái, trao lễ vật, hai họ gia đình phát biểu, cô dâu ra mắt gia đình, cúng gia tiên, mời rượu và trà và cuối cùng là lễ lại quả. Trước tiên, gia đình sẽ mang lễ vật tới trao cho nhà gái và nói chuyện, xin phép cha mẹ nhà gái cho phép gả con gái cho đàng trai. Lễ ăn hỏi diễn ra trong sự vui mừng và hân hoan của mọi người và lễ ăn hỏi có ý nghĩa trong văn hóa của người Việt Nam.

Lễ vật trong đám hỏi sẽ do nhà trai chuẩn bị đầy đủ như trầu cau, hoa quả, rượu trà, bánh phu thê và trái cây. Tùy vào mỗi gia đình chuẩn bị lễ vật mà số lượng lễ và các lễ có sự khác nhau, có thể có gia đình sẽ có thêm lễ xôi, chè hay heo quay…. Các lễ vật được sắp xếp và trang trí một cách bắt mắt và nó được đặt trong những hộp thiếc đỏ.

Khi nhà trai tới trao lễ vật, nhà gái đứng sẵn theo thứ bậc từ người lớn tuổi đứng đầu tiên nhận lễ vật, nhà gái nhận lễ từ nhà trai và đón họ trai vào nhà, nơi tổ chức lễ gia tiên. Gia tiên là nơi mà hai bên gia đình sẽ chào hỏi, giới thiệu cũng là nơi mà cặp đôi.

Cuối lễ, nhà gái sẽ tiến hành lễ lại quả, là bước cuối cùng trong lễ ăn hỏi, lễ lại quả là mẹ cô dâu sẽ tiến hành chia lễ vật nhà trai đem qua chia một nửa cho nhà trai như sự đáp lễ chân thành. Trong lễ lại quả có điều cần lưu ý dành cho các gia đình, là tuyệt đối không được dùng các vật dụng như dao, kéo để chia lễ vật bởi đây là điều kiêng kị, mang ý nghĩa chia xa, chia đôi.

Trong thời đại hiện nay, một lễ hỏi truyền thống có thể được tổ chức chung với lễ cưới để gia đình và cặp đôi có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc so với tổ chức hai lễ. Tuy nhiên, nghi lễ văn hóa truyền thống vẫn được tổ chức đúng trình tự như một lễ hỏi truyền thống từ xa xưa.

4. Quy trình đám cưới

Nhìn chung, đám cưới truyền thống của gia đình Việt Nam khá giống với lễ ăn hỏi, quy trình và cách tổ chức tương tự nhau Trong ngày tổ chức lễ cưới, sẽ có lễ rước dâu diễn ra trước, lễ rước dâu sẽ bao gồm gia đình và bạn bè thân thiết của chú rể, dẫn đầu là thường là bố mẹ chú rể hay đôi vợ chồng lớn tuổi trong dòng họ. Chú rể thường ở cuối đoàn và mang theo lễ vật có thể là lẵng hoa, bánh xu xê, bánh cốm, rượu… Một cặp đôi vợ chồng tương tự sẽ cũng sẽ chào đón nhà trai, hai gia đình gặp nhau và tiến hành lễ rước dâu.

TRUYỀN THỐNG TRONG ĐÁM CƯỚI Ở VIỆT NAM

5. Trang phục và màu sắc tham dự lễ cưới

Về trang phục của cô dâu và chú rể, sẽ mang áo dài truyền thống của người Việt Nam. Cô dâu mang áo dài màu đỏ và chú rể mang màu xanh cùng với khăn xếp đội đầu là màu sắc “rất truyền thống” trong cưới hỏi, giờ đây, áo dài cô dâu và chú rể có thể biến đổi thành nhiều màu sắc đa dạng nhưng vẫn giữ là tà áo dài truyền thống. Lựa chọn màu sắc áo dài cũng khá quan trọng, kết hợp màu sắc trong trang phục của cô dâu và chú rể với tổng thể gia tiên.

Hai họ gia đình tham dự lễ hỏi và cưới cũng có thể diện trang phục áo dài, tuy nhiên, khách tham dự nên chọn màu áo vui tươi, rực rỡ để thể hiện niềm vui cùng với cặp đôi và nên tránh màu đỏ hoặc vàng vì có thể sẽ trùng với màu áo dài của cô dâu và thường đây là hai màu đặc trưng mà cô dâu chú rể sẽ diện, ngoài ra không mang màu đen vì tượng trưng cho tang tóc, không nên mang màu tím vì tượng trưng nỗi buồn và không nên dùng hoa trắng vì nó thường dùng để thờ cúng, tang lễ… Khách mời mang trang phục trang trọng và lịch sự khi tham gia tiệc vui của cặp đôi và gia đình.

6. Trang trí lễ cưới truyền thống

Ở Việt Nam, các gia đình thường chọn chính nhà mình để tổ chức lễ ăn hỏi và cả lễ cưới. Lễ cưới được diễn ra tại nhà và được trang trí bàn thờ theo truyền thống màu đỏ và vàng, chữ hỷ và nến hương, còn có lư đồng, bát hương, hoa và trái cây thờ cúng tổ tiên. Trang trí lễ cưới nay đã được hiện đại hóa lên rất nhiều, cặp đôi không chỉ trang trí với hai tông màu đỏ vàng truyền thống mà còn có thể trang trí với đa dạng màu sắc hiện đại từ hồng, đỏ kết hợp trang trí hoa tươi rất bắt mắt.

Để tham khảo nhiều hơn về trang trí lễ cưới, cặp đôi có thể vào thư viện tiệc cưới của Phi Điệp Wedding để tham khảo thêm nhiều mẫu trang trí bắt mắt, hiện đại nha.

TRUYỀN THỐNG TRONG ĐÁM CƯỚI Ở VIỆT NAM

7. Nghi lễ thắp hương tổ tiên và rót trà

Trong nghi thức cưới hỏi truyền thống, nghi lễ uống trà và thắp hương là không thể thiếu. Nghi lễ diễn ra vào buổi sáng, trong ngày tổ chức chú rể và gia đình nhà trai tới nhà gái, sau khi chú rể vào phòng rước cô dâu ra mắt gia đình, lúc đó sẽ diễn ra nghi lễ thắp hương cho tổ tiên, đây là nghi lễ trang trọng bày tỏ sự hiếu thảo của mình tới tổ tiên bằng sự tôn kính của con cháu, ngoài ra còn thắp hương xin ông bà phù hộ hôn lễ được diễn ra suôn sẻ và hôn nhân của con cháu luôn êm ấm và hạnh phúc. Sau khi các thủ tục đã được thực hiện xong, cô dâu và chú rể sẽ tiến hành rót trà và mời hai bên gia đình, đôi trai gái dâng trà lên ông bà cha mẹ, các bậc tiền bối bày tỏ sự biết ơn và tôn kính, hiếu thảo, dâng lên tổ tiên như giới thiệu thành viên mới trong gia đình.

8. Tôn kính bậc cao tuổi

Truyền thống của người Việt Nam trong bất kỳ tình huống nào không chỉ riêng đám cưới là “kính trên nhường dưới”. Trong ngày cưới, đôi vợ chồng sẽ tôn vinh người lớn tuổi, tôn kính tổ tiên trong dòng họ, điều này được thể hiện qua các hành động ý nghĩa như phục vụ trà nóng cho người lớn tuổi trước, tới ông bà, bố mẹ, cô dì chú bác và các vị khách tham dự, mời họ tham dự từng bước trong quy trình tổ chức lễ cưới. Việc tôn trọng người cao tuổi và để duy trì truyền thống của người Việt Nam, gắn kết mọi người với nhau thể hiện sự đoàn kết, thành kính người lớn và tôn trọng văn hóa.

9. Quà cưới

Thông thường, để cảm ơn tiệc chiêu đãi của gia đình khi mời các vị khách tới tham dự chung vui, khách mời sẽ chuẩn bị phong bì là tiền mừng cưới. Người trong nhà sẽ có mỗi cách chuẩn bị quà khác nhau, có thể sẽ mừng vàng cho con cháu thay vì phong bì tiền hay các hiện vật khác… Việc chuẩn bị quà cưới chu đáo khi tới tham dự cũng làm giảm bớt căng thẳng về mặt tài chính cho vợ chồng mới cưới.

TRUYỀN THỐNG TRONG ĐÁM CƯỚI Ở VIỆT NAM

10. Văn nghệ chung vui trong lễ cưới truyền thống

Một điều không thể không nhắc tới trong lễ cưới là tiệc văn nghệ xen với tiệc chiêu đãi. Gia đình sẽ chuẩn bị trước dàn nhạc cùng với ban nhạc để đánh nhạc cho toàn bộ khách mời có thể lên biểu diễn để chúc phúc cho cặp đôi. Âm nhạc quan trọng ở bất kỳ đâu và một lễ cưới sôi động và vui nhộn không thể thiếu phần âm nhạc của khách mời thực hiện. Ngoài ra, nhiều tiệc cưới của gia đình Việt Nam còn mời các nghệ sĩ múa lân về với ý nghĩa là để chúc phúc cho cặp đôi có một cuộc hôn nhân lâu dài và hạnh phúc.

Trong tiệc văn nghệ, ngày nay chính các cặp vợ chồng chuẩn bị riêng một tiết mục đặc sắc mở đầu bữa tiệc đang là xu hướng tiệc cưới, vợ chồng sẽ chuẩn bị song ca một bài hát, hay trình diễn nhảy mở màn hay bất kỳ sở thích sở đoản nào của cặp đôi để làm tiệc cưới thêm ấn tượng và sôi động.

Tiệc cưới được tổ chức sẽ phải qua rất nhiều công đoạn và thủ tục và đảm bảo tổ chức đúng chuẩn truyền thống trong đám cưới ở Việt Nam. Để đảm bảo mọi việc được chu toàn tất cả, cặp đôi có thể liên hệ người lập kế hoạch cưới Wedding Planner để được tư vấn và lên kế hoạch chi tiết để bữa tiệc cưới ra hoàn hảo nhất và trọn vẹn nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các nghi lễ của đám cưới, hãy liên hệ với Phi Điệp Wedding để được tư vấn trực tiếp và giải đáp mọi thắc mắc của bạn nhé.

Các tin khác