Ý NGHĨA LỄ DẠM NGÕ TRONG ĐÁM CƯỚI VIỆT NAM
Dạm ngõ là một trong những nghi lễ không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Người Việt Nam có 6 nghi thức cưới hỏi quan trọng và dạm ngõ hay còn gọi là lễ nạp thái là nghi lễ khởi đầu cho đám cưới của cô dâu, chú rể. Vậy lễ dạm ngõ là gì? Ý nghĩa của lễ dạm ngõ như thế nào? Bạn đọc cùng Phi Điệp Wedding tìm hiểu về lễ nghi cưới hỏi này nhé.
- Review Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói Hà Nội của Phi Điệp Wedding
- Chuẩn bị trang trí lễ gia tiên TPHCM như thế nào là chuẩn nhất?
- Mâm quả đám hỏi và đám cưới gồm những gì? Tìm hiểu ngay
Lễ dạm ngõ là gì?
Trước tiên, ta tìm hiểu về lễ dạm ngõ trong phong tục cưới hỏi là gì? Dạm ngõ là ngày mà hai bên gia đình chính thức gặp gỡ nhau lần đầu tiên, lễ dạm ngõ sẽ được diễn ra ở nhà gái không cần nhiều hình thức cầu kì. Tuy nhiên, nhà gái cần chuẩn bị chu đáo và chuẩn bị không gian ấm áp, niềm nở để chào đón nhà trai.
Ý nghĩa lễ dạm ngõ
Thời xưa, cưới hỏi thường là “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó” và lễ dạm ngõ là để hai bên gia đình trò chuyện, tìm hiểu về gia đình đối phương về hoàn cảnh, gia phong hay điều kiện… Ngày nay, khi các cặp đôi đã được tự do tìm hiểu và yêu nhau trước đó, thế nhưng lễ dạm ngõ vẫn rất cần thiết và không thể thiếu trong các nghi lễ cưới hỏi. Để cặp đôi tiến tới hôn nhân, hai bên gia đình sẽ tiến hành gặp nhau tại nhà gái và lúc này, nhà trai sẽ mang một số lễ vật đến thăm cũng như hai bên gia đình sẽ cho phép cặp đôi chính thức qua lại và cùng nhau bàn tới chuyện cưới hỏi của cặp đôi.
Thủ tục lễ dạm ngõ bao gồm những gì?
● Xem ngày dạm ngõ
Cũng như các lễ nghi khác, dạm ngõ là nghi lễ khởi đầu nên việc chọn ngày lành tháng tốt rất quan trọng. Thời gian lễ dạm ngõ diễn ra sẽ được hai bên gia đình thống nhất với nhau để cả hai có thể chuẩn bị ngày lễ được tươm tất và chu đáo nhất tránh những sai sót ngoài ý muốn xảy ra.
● Lễ vật dạm ngõ nhà trai cần chuẩn bị
Khi nhà trai tới nhà gái, theo phong tục cưới hỏi của người Việt Nam, nhà trai sẽ chuẩn bị một ít lễ vật mang tới, lễ vật cho lễ dạm ngõ khá đơn giản, không có gì phức tạp. Tất cả các lễ vật được đặt trong một tráp được phủ vải đỏ lên mang sang nhà gái, lễ vật dạm ngõ bao gồm: Trầu cau, rượu thuốc, chè, một ít bánh kẹo… Tuỳ thuộc vào mỗi vùng miền mà lễ vật có chút khác nhau. Khi chọn lễ vật, dù ở miền nào thì nhà trai cũng sẽ chọn lễ ngon nhất và đẹp nhất để thể hiện sự tôn trọng, trân trọng của mình đối với gia đình nhà gái.
● Nhà gái chuẩn bị cho lễ dạm ngõ
Cũng như việc đón khách quý tới thăm nhà, nhà gái phải chuẩn bị, sửa sang nhà cửa thật tươm tất để đón họ nhà trai qua bàn chuyện và trao đổi. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và quan trọng, bàn thờ cũng phải được chuẩn bị chu đáo và tươm tất bởi trong lễ dạm ngõ, chú rể và cô dâu cũng sẽ thắp nén hương lên bàn thờ nhà cô dâu để chào hỏi bày tỏ sự tôn kính với ông bà tổ tiên nhà gái.
Ngoài ra, nhà gái cần chuẩn bị bàn đãi khách gọn gàng và tươm tất, trên đó sẽ được chuẩn bị đi quà, bánh đầy đủ để tiếp đón gia đình nhà trai. Cuối cùng, không thể thiếu là chuẩn bị sẵn một mâm cỗ để hai họ cùng ăn cơm sau khi hoàn thành lễ dạm ngõ. Mâm cỗ không cần quá cầu kỳ, nhưng cũng không được chuẩn bị quá loàng xoàng. Chuẩn bị mâm cỗ tươm tất và đầy đặn để thể hiện sự hiếu khách của gia đình.
● Trình tự diễn ra lễ dạm ngõ
Theo thời gian được bàn bạc và thống nhất từ trước đó của hai bên gia đình, nhà trai sẽ tới nhà gái để bàn chuyện và trao đổi về hôn sự của hai cháu đồng thời thưa chuyện, ngỏ ý bàn bạc tổ chức đám cưới cho cặp đôi, trình tự lễ dạm ngõ sẽ diễn ra như sau:
- Nhà trai tới nhà gái đúng ngày, giờ như đã hẹn
- Đại diện nhà trai chào hỏi và phát biểu, trình bày lý do tới thăm và trình tráp dạm ngõ. Cuối cùng là xin phép cho đôi trẻ chính thức qua lại và bàn tới chuyện đám cưới của hai người.
- Đại diện nhà gái cảm ơn, phát biểu, nhận lễ vật và đồng ý lời đề nghị của nhà trai
- Dâng lễ vật lên bàn thờ và cô dâu chú rể tiến hành thắp hương lên ông bà tổ tiên chào hỏi và cầu mong phù hộ cho hạnh phúc của cặp đôi.
- Bàn bạc về đám cưới, thống nhất lễ vật thách cưới và các thủ tục, nghi lễ…
- Kết thúc, nhà gái mời nhà trai ở lại dùng bữa và vui vẻ trò chuyện, giao lưu thêm tăng sự gắn kết và thân thiết giữa hai bên gia đình.
Bài viết trên, Phi Điệp Wedding điểm qua một vài việc quan trọng trong lễ dạm ngõ, cũng như tìm hiểu về dạm ngõ và ý nghĩa của lễ dạm ngõ. Hy vọng qua bài viết, cặp đôi và gia đình có thể hình dung rõ hơn về lễ dạm ngõ để có sự chuẩn bị thật chu đáo và thật tốt. Dù nghi lễ không quá cầu kỳ và phức tạp thế nhưng sự chuẩn bị vẫn phải tươm tất, chu đáo và trọn vẹn với bầu không khí trang trọng và ấm áp để thể hiện sự tôn trọng gia đình thông gia cũng như chuẩn bị lễ với tinh thần đầu xuôi đuôi lọt để những đám hay nghi lễ sau này có thể suôn sẻ và trọn vẹn.