LỄ GIA TIÊN TRONG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Lễ gia tiên trong truyền thống của người Việt Nam là một trong những nghi lễ quan trọng trong đám cưới văn hóa Việt, lễ gia tiên được chuẩn bị chỉnh chu. Đây là nghi lễ thiêng liêng nên mọi sự chuẩn bị đều phải được chỉnh chu từ những chi tiết nhỏ nhất.. Cùng Phi Điệp Wedding tìm hiểu về tất tần tật của lễ gia tiên, ý nghĩa và các nghi lễ phải có trong ngày trọng đại của cặp đôi.
- Review Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói Hà Nội của Phi Điệp Wedding
- Chuẩn bị trang trí lễ gia tiên TPHCM như thế nào là chuẩn nhất?
- Mâm quả đám hỏi và đám cưới gồm những gì? Tìm hiểu ngay
Lễ gia tiên có ý nghĩa gì trong truyền thống cưới hỏi của người Việt Nam
Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, gia tiên là một trong những nghi lễ bắt buộc phải có trong đám cưới của cô dâu chú rể. Lễ gia tiên được xem như là lễ đính hôn của hai người trước sự cho phép và chứng kiến của người lớn hai bên gia đình. Ngoài ra, lễ gia tiên là nghi thức cặp đôi báo cáo hôn lễ lên với ông bà tổ tiên, bày tỏ sự hiếu thảo và kính mến tới ông bà cũng như dịp ra mắt thành viên mới trong gia đình, lúc này, cô dâu và chú rể sẽ cùng thắp nén hương và dâng lên ông bà sự thành kính của bậc con cháu.
Các nghi lễ trong lễ gia tiên được tổ chức như thế nào?
Lễ gia tiên được tổ chức trong cả đám hỏi và đám cưới. Tuy nhiên ngày nay, để có thể rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí, lễ gia tiên được nhiều gia đình gộp chung với đám cưới. Lễ gia tiên được tổ chức cả ở nhà trai và nhà gái, lễ gia tiên ở hai nhà sẽ có chút sự khác biệt.
-
Lễ gia tiên ở nhà gái
Vào ngày lễ ăn hỏi, gia tiên chỉ được tổ chức ở nhà gái. Thời gian tổ chức được hai bên gia đình thống nhất với nhau từ trước đó và nhà trai thông báo thời gian tới lễ ăn hỏi cũng như số lượng người để bên nhà gái có thể chuẩn bị một cách chu đáo nhất. Bên nhà gái sẽ chuẩn bị bàn thờ gia tiên trang trọng để đón tiếp nhà trai, khi nhà trai tới, nhà gái sẽ đón tiếp và mời các đại diện nhà trai vào nhà và đứng sang hai bên, nhà trai một bên, nhà gái một bên.
Trước tiên, nhà trai sẽ lần lượt giới thiệu và phát biểu lý do có mặt hôm nay và giới thiệu các lễ vật mang tới sau đó, đại diện sẽ xin phép nhà gái cho hai cháu được thành hôn.
Tiếp theo, đại diện nhà gái cũng sẽ đứng lên giới thiệu và phát biểu cũng như đồng ý chấp thuận cho tình yêu đôi lứa được tác thành, và lấy sính lễ nhà trai mang sang để kính lên ông bà tổ tiên.
Lúc này, cô dâu và chú rể mới sẽ cùng nhau thắp hương cho ông bà, đây được xem là khoảnh khắc quan trọng và ý nghĩa trong lễ gia tiên bởi lúc này, con cháu sẽ bày tỏ lòng tôn kính và hiếu thảo lên tổ tiên, đồng thời thông báo con cháu sắp đi gả chồng và giới thiệu chàng rể mới trong gia đình.
Cuối cùng, cặp đôi sẽ mời quan viên hai họ tham dự lễ gia tiên bằng những tách trà và lá trầu, hai bên gia đình sẽ giao lưu và trò chuyện với nhau sau buổi lễ hôm nay.
-
Lễ gia tiên ở nhà gái trong ngày cưới
Một lần nữa, gia đình nhà gái sẽ tổ chức lễ gia tiên trong ngày cưới của cặp đôi, đây là ngày mà nhà trai sẽ sang rước cô dâu về nhà mình. Sau khi giới thiệu và đôi lời phát biểu của hai bên gia đình, bố cô dâu hoặc người đại diện sẽ thắp nén hương đầu tiên lên ông bà tổ tiên, lúc này người này cũng sẽ đọc lời khấn thông báo con, cháu gái chuẩn bị xuất giá và giới thiệu thành viên mới trong gia đình. Sau khi người đại diện hoàn tất các thủ tục của phần mình, cặp đôi cũng cùng nhau thắp nén hương lên bàn thờ, khi nhang được cắm vào và khói được thắp lên cũng là lúc kết thúc nghi lễ, lúc này mọi người sẽ bắt đầu chuẩn bị thủ tục rước dâu về nhà trai.
-
Lễ gia tiên ở nhà trai
Cô dâu và chú rể cùng lên xe hoa để về nhà trai làm lễ gia tiên. Khi đoàn về tới nhà trai, mọi thủ tục lễ gia tiên đều được thực hiện giống lễ gia tiên nhà gái đã thực hiện trước đó. Một lưu ý đặc biệt là, nhà trai đưa dâu về thì mẹ cô dâu sẽ không được tham dự và cũng không góp mặt trong lễ gia tiên tại nhà trai, đây là quan niệm và phong tục trong nghi lễ cưới hỏi của người Việt.
Khi tới nhà trai, đại diện hai bên gia đình cũng lần lượt phát biểu ngắn gọn, sau đó cặp đôi cũng sẽ thắp nén hương kính lên ông bà, bày tỏ lòng hiếu thảo, ra mắt nàng dâu mới trong gia đình. Cuối cùng, cô dâu và chú rể cùng cúi đầu và dâng trà tới cha mẹ chú rể và lần lượt dâng trà lên các vị tiền bối trong gia đình cũng như mọi người tham dự lễ gia tiên.
Bàn thờ gia tiên được trang trí như thế nào?
Một điểm cần lưu ý và bài trí chỉn chu nhất khi chuẩn bị lễ gia tiên là bàn thờ. Bàn thờ gia tiên là nơi thiêng liêng nhất, nơi mà cô dâu chú rể thực hiện các nghi lễ cũng như các vị tiền bối hai bên gia đình đều hướng mắt về bàn thờ. Vậy bàn thờ gia tiên được trang trí và bày biện như thế nào?
- Ảnh hoặc linh vị của tổ tiên được đặt ngay chính diện của bàn thờ. Đồng thời chữ hỷ cũng được đặt chính diện ngay phía trên nó.
- Hai bên bàn thờ là nơi đặt lư đồng và cặp nến long phụng trang trọng.
- Phía hai bên là nơi đặt mâm quả và trang trí thêm hoa, ngoài ra có thể đặt mâm trầu cau được tết cẩn thận đặt trên bàn thờ.
Ngoài ra, lễ gia tiên bên nhà gái ngoài bàn thờ gia tiên còn phải kê thêm bàn đặt mâm quả, bàn mâm quả được phủ khăn lịch sự và trang trọng. Bên cạnh đó, phía trước bàn mâm quả là bàn họ cho khách tham dự lễ gia tiên ngồi vào thưa chuyện với nhau.
Công đoạn chuẩn bị lễ gia tiên cần phải được chuẩn bị chu đáo và trọn vẹn. Đây là một trong những lễ quan trọng trong nghi thức cưới của người Việt Nam, và các cặp đôi ngày nay có thể làm việc với Wedding Planner uy tín và chuyên nghiệp để chuẩn bị cho lễ gia tiên trọn vẹn nhất. Bạn có thể liên hệ tới Phi Điệp Wedding để được tư vấn thêm về các gói trang trí gia tiên, gói mâm quả gia tiên và trang trí tiệc cưới nha.
Nguồn: https://phidiepwedding.com/