THỦ TỤC CHUẨN BỊ CHO LỄ DẠM NGÕ
Trước khi tới các thủ tục chuẩn bị lễ ăn hỏi hay đám cưới, người Việt Nam ta không thể thiếu lễ dạm ngõ, là lễ khởi đầu cho các nghi thức cưới hỏi ở Việt Nam. Lễ dạm ngõ mang ý nghĩa tới hai bên gia đình, cũng là dịp hai họ tìm hiểu và trò chuyện với nhau về hôn sự, chuyện trọng đại của con cháu mình. Vậy, hai bên gia đình cần chuẩn bị gì cho lễ dạm ngõ, các thủ tục chuẩn bị cho lễ dạm ngõ như thế nào? Cùng Phi Điệp Wedding tìm hiểu kĩ hơn về lễ dạm ngõ nha.
- Review Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói Hà Nội của Phi Điệp Wedding
- Chuẩn bị trang trí lễ gia tiên TPHCM như thế nào là chuẩn nhất?
- Mâm quả đám hỏi và đám cưới gồm những gì? Tìm hiểu ngay
1. Lễ dạm ngõ là gì?
Lễ dạm ngõ là ngày mà gia đình chú rể sẽ qua nhà cô dâu mang theo lễ vật để thăm hỏi và trao đổi chuyện cưới xin của cặp đôi. Ngày nay, các đôi bạn trẻ đã được tự do tìm hiểu và quen nhau trước khi có sự cho phép của cha mẹ, thế nhưng, vẫn phải tiến hành lễ dạm ngõ để hai bên gia đình có thể trò chuyện và tìm hiểu lẫn nhau về gia đình thông gia, cũng như chính thức cho phép cô dâu và chú rể quen nhau và tiến tới hôn nhân.
2. Xem ngày đẹp tiến hành lễ dạm ngõ
Trước khi qua nhà gái làm lễ, hai bên gia đình đã có những thống nhất trước với nhau về ngày, giờ qua. Người Việt Nam luôn xem ngày lành tháng tốt để bắt đầu tiến hành sự kiện gì đó trọng đại và lễ dạm ngõ cũng không ngoại lệ. Dù mọi lễ nghi diễn ra trong ngày hôm ấy không quá cầu kỳ hay phức tạp, thế nhưng các gia đình vẫn xem ngày với mong muốn khởi đầu tốt đẹp có ý nghĩa cho hạnh phúc về sau của con, cháu. Thông thường, lễ dạm ngõ được diễn ra trước lễ ăn hỏi hay đám cưới khoảng 2 tháng.
3. Nhà gái cần chuẩn bị gì cho lễ dạm ngõ
Trước ngày dạm ngõ diễn ra, nhà gái cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón tiếp nhà trai. Chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo để bày tỏ sự tôn trọng khi đón khách. Quan trọng, nhà gái hãy chuẩn bị bàn thờ tươm tất và gọn gàng bởi trong lễ dạm ngõ, cô dâu và chú rể sẽ thắp hương lên ông bà, đây là thủ tục quan trọng trong lễ dạm ngõ, bởi lúc này, cặp đôi sẽ bày tỏ lòng hiếu thảo của con cháu lên tổ tiên, cũng như thành viên mới sẽ chào hỏi ông bà với tư cách là con cháu trong nhà. Ngoài dọn dẹp nhà cửa, nhà gái cần chuẩn bị bàn ghế để hai họ ngồi nói chuyện với nhau, trên bàn sẽ được chuẩn bị đầy đủ bánh trà.
Cuối cùng, nhà gái có thể chuẩn bị thêm một mâm cơm mời họ nhà trai, lúc này là lúc hai bên gia đình có thể hỏi thăm và trò chuyện thoải mái để tăng sự thân mật giữa thông gia với nhau. Mâm lễ chuẩn bị không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn nên đầy đủ và được bày trí đẹp mắt.
4. Tráp dạm ngõ
Tráp dạm ngõ là lễ vật mà nhà trai chuẩn bị mang sang nhà gái vào ngày dạm ngõ. Lễ vật thường bao gồm:
-
Cau, trầu: Thông thường, người ta sẽ chọn 9 quả cau và lá trầu bởi số 9 mang ý nghĩa tốt đẹp. Trầu cau từ xưa là quan niệm về sự sắt son và bền bỉ trong tình yêu. Khi chọn cau, người ta sẽ chọn những quả tròn nhất và đẹp nhất để làm đồ lễ sang nhà gái.
-
Rượu thuốc: Người xưa có câu, khách đến nhà không trà thì rượu, nhà trai sẽ mang tráp dạm ngõ bên trong là rượu và thuốc làm lễ vật. Rượu và thuốc cũng sẽ được dâng lên bàn thờ mời ông bà tổ tiên để mong sự phù hộ cho hạnh phúc đôi lứa của đôi vợ chồng trẻ.
-
Bánh phu thê: Trong dịp lễ cưới hỏi, thông thường các gia đình sẽ chọn loại bánh như bánh phu thê, bánh hồng hay bánh cốm để làm đồ lễ trong tráp dạm ngõ. Phổ biến nhất là bánh phu thê, cái tên bánh là sự thể hiện của đôi vợ chồng hạnh phúc, bên cạnh đó, bánh phu thê còn có ý nghĩa mong ước về tình yêu mặn nồng, sắt son và yêu nhau trọn đời.
-
Hoa quả (Táo): Trái cây là đồ lễ từ thiên nhiên với ngụ ý cầu cho tình yêu và cuộc sống vợ chồng luôn bình yên, êm ấm, ngọt ngào và hạnh phúc mãi về sau.
-
Trái cây trong mâm quả cưới là quà tặng từ thiên nhiên, ngụ ý mong cho tình yêu, cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ sẽ ngọt ngào, tươi mới suốt cuộc đời.
5. Thành phần tham dự lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ vẫn đơn thuần là sự gặp mặt của hai bên gia đình để chính thức cho phép con cháu trong nhà tiến tới hôn nhân. Mỗi bên gia đình cần khoảng 7 người tham dự là đủ. Tuy nhiên ngày nay, lễ dạm ngõ đã được đơn giản hoá hơn rất nhiều, chỉ cần ba mẹ, ông bà và người đại diện có tiếng nói trong gia đình sang nhà gái gặp mặt và trao đổi là đủ.
6. Trang phục cho lễ dạm ngõ
Vào ngày này, cả nhà trai và nhà gái sẽ ăn mặc gọn gàng và lịch sự để hai bên gia đình gặp nhau. Cô dâu và chú rể có thể tuỳ ý lựa chọn trang phục thoải mái và phù hợp. Tuy nhiên, trang phục phải lịch sự và chỉnh tề.
7. Quy trình tiến hành lễ dạm ngõ
Theo thời gian được bàn bạc và thống nhất từ trước đó của hai bên gia đình, nhà trai sẽ tới nhà gái để bàn chuyện và trao đổi về hôn sự của hai cháu đồng thời thưa chuyện, ngỏ ý bàn bạc tổ chức đám cưới cho cặp đôi, trình tự lễ dạm ngõ sẽ diễn ra như sau:
-
Nhà trai tới nhà gái đúng ngày, giờ như đã hẹn.
-
Đại diện nhà trai chào hỏi và phát biểu, trình bày lý do tới thăm và trình tráp dạm ngõ. Cuối cùng là xin phép cho đôi trẻ chính thức qua lại và bàn tới chuyện đám cưới của hai người.
-
Đại diện nhà gái cảm ơn, phát biểu, nhận lễ vật và đồng ý lời đề nghị của nhà trai.
-
Dâng lễ vật lên bàn thờ và cô dâu chú rể tiến hành thắp hương lên ông bà tổ tiên chào hỏi và cầu mong phù hộ cho hạnh phúc của cặp đôi.
-
Bàn bạc về đám cưới, thống nhất lễ vật thách cưới và các thủ tục, nghi lễ…
-
Kết thúc, nhà gái mời nhà trai ở lại dùng bữa và vui vẻ trò chuyện, giao lưu thêm tăng sự gắn kết và thân thiết giữa hai bên gia đình.
Bài viết trên là toàn bộ thủ tục cần chuẩn bị cho ngày lễ dạm ngõ. Dù lễ dạm ngõ rất đơn giản nhưng không kém phần quan trọng, hôn nhân là chuyện trọng đại của đời người, vậy nên mọi nghi lễ cần được chuẩn bị kỹ lưỡng và chỉnh chu nhất có thể để mọi thứ được diễn ra tốt đẹp cho hôn nhân của mình. Phi Điệp cung cấp các dịch vụ tráp dạm ngõ, cưới hỏi hay các dịch vụ cưới như trang trí không gian đám cưới. Nếu cặp đôi có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu thêm về Phi Điệp hãy liên lạc trực tiếp để Phi Điệp tư vấn rõ ràng và cụ thể cho các bạn nhé.