Phi Điệp Wedding Planner - Dịch vụ cưới hỏi trọn gói, tổ chức đám cưới, tiệc cưới
Hotline: 0906 004 505 - 0983 037 083   Email:
Cẩm nang cưới

Cẩm nang cưới

Mâm quả cưới truyền thống đầy đủ của người Việt có những gì?

Mâm quả cưới truyền thống trong đám cưới của người Việt thường mang ý nghĩa tốt lành dành cho cô dâu và chú rể. Một đám cưới không thể trọn vẹn nếu thiếu đi những mâm quả cưới. Đây cũng là nét đẹp văn hóa được nhân dân ta gìn giữ nhiều năm qua.
Xem thêm:

Mâm quả cưới truyền thống là gì?

mâm quả cưới truyền thống

Từ xa xưa, bên cạnh những việc quan trọng như trang trí, chụp ảnh, chọn váy cưới,,… thì việc lựa chọn mâm quả cưới được xem là nghi thức không thể thiếu trong đám cưới của người Việt. Tùy vào vùng miền, tùy vào điều kiện của gia đình, số lượng mâm quả và lễ vật sẽ khác nhau. Mỗi mâm quả cưới sẽ được bưng bởi đội bưng tráp bên nhà trai và sẽ trao tay cho đội bê tráp bên nhà gái ngay lễ rước dâu. 

Dù ở miền nào, mâm quả cưới, lễ vật của nhà trai nhiều hay ít, đơn giản hay cầu kỳ đều được coi trọng bởi nó thể hiện lễ nghĩa cũng như lòng thành của nhà trai đối với nhà gái.

Ý nghĩa chung của mâm quả cưới

Ý nghĩa chung của các mâm quả cưới đó là cầu chúc những điều tốt đẹp nhất đến cô dâu và chú rể. Mỗi mâm quả được chuẩn bị cẩn thận và bao hàm từng mong ước khác nhau như sự bền chặt sâu sắc giữa cặp đôi; mong có sự ngọt ngào, no đủ; mong cuộc sống lứa đôi luôn luôn tươi vui, ấm cúng; cầu mong một cuộc sống bình yên và sắt son.

Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà nghi thức này mặc dù đã có từ rất lâu nhưng vẫn được duy trì đến ngày nay.

Số lượng các mâm quả

Tùy thuộc vào nhiều yếu tố cũng như điều kiện gia đình hai bên mà lựa chọn số lượng mâm quả cưới phù hợp. Thông thường các đám hỏi sẽ có từ 4 đến 6 mâm. Nhưng cũng có một số nơi yêu cầu từ 11–13 mâm quả cưới. Nhiều vùng miền thì quan niệm sử dụng số lẻ trong việc thờ cúng hay những việc trọng đại thì sẽ lựa chọn 5 hoặc 7 tráp cưới.

mâm quả cưới truyền thống

Ý nghĩa của từng loại mâm quả cưới truyền thống

Tráp trầu cau

Trong văn hóa của người Việt, trầu cau biểu tượng cho sự bền chặt, sắt son của đôi lứa. Bởi vậy, mâm trầu cau là tráp cưới không thể thiếu ở bất kỳ vùng miền nào với mong muốn cô dâu chú rể sẽ thủy chung bên nhau trọn đời. Trầu cau được nhà trai chọn những lá những quả tươi xanh, têm cánh phượng, sắp xếp đẹp mắt. Mâm trầu cau có lẽ là tráp được chú trọng nhất trong đám cưới.

Tráp trái cây

Mâm trái cây mang ý nghĩa một cuộc sống hôn nhân sung túc, no đủ và ngọt ngào. Bên cạnh đó, nó còn đại diện cho mong muốn “con đàn cháu đống”, vợ chồng sẽ mãi ngọt ngào như thuở còn son. Tùy theo sở thích, mục đích của từng gia đình mà lựa chọn loại quả phù hợp nhất.

Tráp bánh ngọt

Từng vùng miền lại sử dụng loại bánh khác nhau cho tráp bánh ngọt. Bánh phu thê, bánh cốm hay bánh đậu xanh là những món bánh thường được dùng với hy vọng tình cảm phu thê ngọt ngào, đồng thuận ấm no. Ở miền Nam là bánh kem hoặc bánh bông lan; miền Trung là bánh cốm; miền Bắc thường là bánh hồng; miền Tây Nam Bộ lại dùng bánh pía. Dù là loại bánh nào thì tráp bánh ngọt cũng biểu trưng cho ý nghĩa mong người dâu đảm  đang, tháo vát. 

Tráp trà, rượu và nến

Mâm quả cưới truyền thống đầy đủ sẽ không thể thiếu tráp rượu và trà. Rượu và trà mang đến vị chát, đắng thể hiện mong muốn vô cùng đẹp của người Việt ta đó là dù xảy ra chuyện gì vợ chồng cũng nên đồng lòng vượt qua và sống bên nhau đến trọn đời. Đây là mâm quả được dâng lên bàn thờ tổ tiên mong sự chứng giám và cầu phúc từ gia tiên cho đôi vợ chồng trẻ. 

Tráp xôi gấc, gà, heo quay

Xôi và gà là thường là những món ăn được người Việt sử dụng trong những dịp lễ tết hay những ngày đặc biệt khác. Theo quan niệm từ xưa, những món cơm dẻo mang đến sự bền chặt, thuỷ chung; còn màu đỏ thường mang đến sự may mắn, hạnh phúc. Xôi gấc tượng trưng cho sự ấm no, đầy đủ đi cùng với gà luộc có ý nghĩa cuộc sống có nhiều may mắn, sung túc. Ở một số vùng miền sử dụng heo quay với ý nghĩa mong sớm được có em bé và phát tài.

Tráp quả cưới khác

Đây là mâm quả thường không bắt buộc. Tùy theo phong tục của từng mà, tráp này có thể là quần áo, tiền, vàng,... Một số gia đình thì lựa chọn để lễ vật tặng riêng cho cô dâu chú rể trong ngày cưới như áo dài hay những món trang sức. Tất cả lễ vật này được nhà trai chuẩn bị dành riêng cho cô dâu. Đây như là món quà để dành mà nhà trai hy vọng vợ chồng trẻ sẽ được chăm lo kỹ lưỡng và an tâm xây dựng tổ ấm của mình mà không phải khó khăn hay thiếu thốn về sau.

Về cơ bản mâm quả cưới truyền thống của người Việt sẽ bao gồm những yếu tố trên đây. Dù mâm quả cưới được bày trí, chuẩn bị ra sao thì nó đều mang những ý nghĩa tốt lành của người dân gửi gắm vào trong mỗi lễ tráp. Theo dòng thời gian, nhiều phong tục, lễ nghi bị mai một nhưng mâm quả trong ngày cưới vẫn là một nét đẹp văn hóa truyền thống được duy trì và gìn giữ đến ngày nay của dân tộc ta.

Các tin khác