CẶP ĐÔI TỰ LÊN KẾ HOẠCH CHO ĐÁM CƯỚI CỦA MÌNH
Với sự phát triển hiện nay, ngành sự kiện cưới đang ngày càng được rộng rãi và nhiều người có nhu cầu làm đẹp, làm chỉn chu đám cưới của mình hơn bằng những kiểu đám cưới hiện đại, thú vị và lãng mạn hơn so với đám cưới truyền thống, vậy nên công việc tên Wedding Planner - Người lên kế hoạch đám cưới ra đời, thế nhưng không phải bất kỳ cặp đôi nào cũng cần người lên kế hoạch hoặc không phải cặp đôi nào cũng đủ kinh phí để thuê Wedding Planner, vậy nên bài viết này là dành cho bạn, người mong muốn tự lên kế hoạch tổ chức đám cưới cho mình, tự tay làm tất cả mọi thứ, hãy đọc những chia sẻ dưới đây để hoàn thiện hơn trong quá trình tự thực hiện đám cưới của mình nhé.
- BIẾN ĐÁM CƯỚI PHƯƠNG XA TRỞ THÀNH KỲ NGHỈ, TẠI SAO KHÔNG?
- CẶP ĐÔI LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUẢN LÝ HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH ĐÁM CƯỚI?
Quản lý ngân sách
Đầu tiên, cặp đôi cần bắt đầu với ngân sách, đây là việc đầu tiên cần làm trong kế hoạch cưới. Khi đặt giới hạn ngân sách có thể loại bỏ và thu hẹp phạm vi mua sắm và chuẩn bị cho đám cưới sao cho phù hợp với ngân sách của mình. Hãy nhìn vào tài chính của mình để xác định cho những gì cần chi sắp tới, nếu thành viên gia đình đóng góp, hãy bàn bạc với họ rõ ràng về các khoản cần chi sao cho phù hợp. Sau khi đã xác định được giới hạn ngân sách, cặp vợ chồng sẽ bắt đầu ghi ra danh sách những khoản chi về các chi phí liên quan tới đám cưới và bám chặt vào nó để thực hiện kế hoạch tổ chức. Việc xác định ngân sách sẽ khiến cặp đôi kiểm soát được số tiền mà mình phải chi ra và thực hiện nó một cách nghiêm túc và chính xác để đám cưới được toàn vẹn và hoàn hảo.
Ngoài ra, cặp đôi cũng cần lưu ý về khoản ngân sách dự phòng, dành 10-15% tổng ngân sách vào khoản chi phí phát sinh để ngân sách luôn được trong tầm kiểm soát.
Xác định phong cách đám cưới
Trước tiên, cặp đôi hãy tham khảo các phong cách đám cưới để tìm ra phong cách phù hợp nhất với cá tính của mình, quan trọng đó là phong cách mà cô dâu và chú rể cảm thấy yêu thích nhất.
Có vô số nguồn cảm hứng và điều quan trọng là cặp đôi có thể xác định được phong cách cụ thể mà mình sẽ theo đuổi và tạo danh sách những điều mình thích trong đám cưới và những điều không thích để đưa ra quyết định sáng tạo độc đáo nhất của riêng mình.
Tham khảo ý kiến chuyên gia
Dù là tự mình lên kế hoạch chuẩn bị cho đám cưới thì cặp đôi cũng nên tham khảo và lắng nghe ý kiến của các chuyên gia thông qua đối tác, hay các nhà cung cấp cho đám cưới của mình về kế hoạch. Họ là người đã thực hiện đám cưới nhiều lần nên sẽ có cái nhìn chung về sự kiện và có những lưu ý dành cho bạn. Từ đó, mình sẽ rút ra và hoàn thiện cho đám cưới của mình để nó được hoàn hảo hơn và hơn cả là tránh được những rủi ro trong quá trình thực hiện.
Ngoài các chuyên gia, cặp đôi cũng có thể xin kinh nghiệm của các cặp đôi đã cưới trước đó để xem họ đã trải qua cảm giác tổ chức như thế nào và lời khuyên của họ để tự tin hơn cho đám cưới của mình.
Tạo danh sách kiểm tra
Danh sách kiểm tra là rất quan trọng trong việc lập kế hoạch trong đám cưới. Kiểm tra danh sách cùng thời gian cụ thể để thuận tiện theo dõi tiến độ công việc chuẩn bị và hoàn thành các nhiệm vụ đó. Việc tạo danh sách kiểm tra và thực hiện theo nó giúp cặp đôi hình dung được những việc mình đang làm và đã làm cũng như xem xét các mục tiêu mà không bị bối rối hay choáng ngợp.
Chọn thời gian và địa điểm tổ chức đám cưới
Ở Việt Nam, người ta sẽ chọn ngày cưới theo dân gian, phải chọn ngày đẹp, ngày tốt để thực hiện các nghi lễ. Tuy nhiên, ngày nay với thời đại công việc quá bận rộn, người ta sẽ ưu tiên chọn ngày thuận tiện cho tất cả mọi người cùng tham dự hơn, đặc biệt là tiệc cưới thân mật hay tiệc cưới phương xa… chọn thời gian trước khi tham khảo các địa điểm tổ chức đám cưới và trao đổi với nhà cung cấp để đảm bảo ngày tổ chức cũng như lựa chọn các dịch vụ phù hợp.
Ngày tổ chức cũng sẽ quyết định đến các chi phí chẳng hạn như vào các ngày cuối tuần hay ngày lễ thì giá cả sẽ cao hơn bình thường. Vì vậy, khi chọn ngày và khảo sát địa điểm cần tham khảo kỹ các yếu tố có ảnh hưởng tới chi phí rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng nhé.
Về địa điểm tổ chức, nên chọn địa điểm có sẵn các dịch vụ, chắc chắn đã nắm bắt giá cả bao gồm các điều khoản và chi phí cụ thể để quá trình tự lên kế hoạch của mình không bị quá tải như cung cấp đồ ăn, thức uống, cung cấp trang trí tiệc cưới và thêm các dịch vụ nghi thức trong lễ cưới để cô dâu và chú rể không quá ôm đồm dẫn đến căng thẳng trong ngày cưới.
Tạo danh sách khách mời
Số lượng khách mời quyết định chi phí cho đám cưới. Hãy thảo luận với đối phương và gia đình để quyết định danh sách khách mời. Số lượng khách mời sẽ tùy thuộc vào kiểu tiệc cưới mà cặp đôi hướng tới, chẳng hạn như đám cưới truyền thống, số lượng khách mời sẽ rất lớn bao gồm cả khách của cặp đôi và cả khách của bố mẹ; tuy nhiên đám cưới thân mật lại có số lượng khách mời rất ít, chỉ bao gồm những người quan trọng, những người thân thiết tham dự tiệc cưới nhỏ này.
Vậy nên, bước quyết định phong cách đám cưới cũng đã một phần quyết định số lượng khách mời, giờ đây cặp đôi chỉ cần quyết định sẽ mời ai tới tham dự đám cưới của mình.
Chọn nhà cung cấp
Nhà cung cấp sẽ là người cùng đồng hành với cô dâu chú rể trong suốt quá trình chuẩn bị, hãy cân nhắc kỹ nhà cung cấp trước khi quyết định bắt tau với họ bởi người đồng hành cần phối hợp làm việc ăn ý và phù hợp với sở thích, tầm nhìn đám cưới của mình và đáp ứng với ngân sách mình cho phép.
Xem xét kỹ hợp đồng trước khi ký tên
Bởi tự tay thực hiện đám cưới của mình nên mọi hợp đồng và các điều khoản cặp đôi đều phải cân nhắc thật kỹ. Hãy xem xét từng chi tiết với mọi hợp đồng của bất kỳ dịch vụ cung cấp nào, tất cả mọi khía cạnh hai bên thỏa thuận đều phải được ghi rõ trong hợp đồng bao gồm ngày, địa điểm, tiền gửi, phí bổ sung, màu sắc, số lượng… tất cả.
Trang phục và phụ kiện cưới
Tìm được váy cưới phù hợp với cô dâu và bộ lễ phục hợp với chú rể là cả một quá trình. Hãy bắt đầu tìm kiếm và thử càng sớm càng tốt để có thời gian tìm kiếm cả phụ kiện phù hợp và có thể thay đổi nếu muốn. Việc mua sắm thường bắt đầu từ trước 3 tháng trước ngày cưới hoặc sớm hơn tuỳ vào cặp đôi nhưng đừng để quá trễ nhé.
Tạo lịch trình sự kiện đám cưới
Lịch trình đám cưới cần được thiết lập chỉn chu và rõ ràng để mọi người có thể phối hợp điều phối nó bởi cặp đôi trong ngày cưới không còn thời gian để lo chuyện hậu sự phía sau sân khấu. Lịch trình sẽ bao gồm cả các cuộc hẹn với các chuyên gia trang điểm và làm tóc, tới các nhà cung cấp và thời gian cụ thể diễn ra trong lễ cưới như giờ đón khách, thời điểm bắt đầu buổi lễ… Dù tự lên kế hoạch nhưng lời khuyên của Phi Điệp rằng các cặp đôi nên thuê người điều phối trong những ngày cận thời điểm cưới diễn ra để mọi thứ diễn ra trơn tru và suôn sẻ hơn mà cặp đôi không cần phải lo lắng gì, chỉ việc tận hưởng trọn vẹn đám cưới của mình và hết mình với nó, tạo nên kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời mình.
Trên đây là những việc quan trọng trong kế hoạch cưới dành cho cạ đôi muốn tự lên kế hoạch cho đám cưới của chính mình. Dù vất vả hơn và có thể sẽ gặp căng thẳng nhưng chắc chắn rằng thành quả sẽ xứng đáng với công sức mà hai bạn đã bỏ ra cho ngày kỷ niệm quan trọng của hai người.