Phi Điệp Wedding Planner - Dịch vụ cưới hỏi trọn gói, tổ chức đám cưới, tiệc cưới
Hotline: 0906 004 505 - 0983 037 083   Email:
Cẩm nang cưới

Cẩm nang cưới

Ý NGHĨA LỄ RƯỚC DÂU TRONG ĐÁM CƯỚI

Chắc hẳn bất kì ai cũng biết đến nghi thức đưa dâu (rước dâu) trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam ta. Lễ rước dâu là nghi lễ truyền thống lâu đời của dân tộc và mang ý nghĩa chân thành của nhà trai xin cha mẹ cô dâu để đón dâu về làm thành viên mới của gia đình. Theo quan niệm, những nghi lễ diễn ra suôn sẻ và hoàn hảo thì đôi vợ chồng sẽ cùng nhau trải qua cuộc sống hôn nhân êm ấm và hạnh phúc. Vì vậy, bạn phải chuẩn bị cho buổi lễ thật chu đáo để tránh xảy ra những sai sót nhỏ không đáng có. Phi Điệp Wedding sẽ chia sẻ cho bạn về ý nghĩa của lễ xin dâu cũng như các trình tự nghi thức về lễ rước dâu tại nhà gái.

Ý NGHĨA LỄ RƯỚC DÂU TRONG ĐÁM CƯỚI

Lễ rước dâu là gì?

 

Lễ đưa dâu là một nghi thức trong lễ đám hỏi và được cho là lễ cuối cùng trong trình tự nghi thức trước khi đi đến một buổi đám cưới hoàn hảo. Lễ diễn ra khi gia đình nhà trai cử đại diện mang sính lễ sang nhà gái để xin dâu và đón về.
Xem thêm:

Ý nghĩa của lễ rước dâu

Có nhiều ý nghĩa đằng sau nghi lễ truyền thống này, chung quy lại vẫn là hai bên gia đình và mọi người đều mong muốn đảm bạo mọi sự trong đám cưới được diễn ra tốt đẹp. Người xưa quan niệm rằng, nghi lễ rước dâu được chuẩn bị chu đáo, tươm tất và đúng quy trình thì đời sống của vợ chồng đôi lứa cũng được suôn sẻ, hạnh phúc.

Ý NGHĨA LỄ RƯỚC DÂU TRONG ĐÁM CƯỚI

Chuẩn bị sính lễ

Sính lễ đã được nhà trai chuẩn bị sẵn trước khi qua tới nhà gái làm lễ. Trước khi đi, đại diện nhà trai sẽ kiểm tra đầy đủ mâm sính lễ cẩn thận. Sính lễ được đậy nắm cẩn thận và phủ lên nó là khăn vải đỏ. Bên nhà trai sẽ có đội ngũ bưng lễ đem sang nhà gái, khi đến trước cổng, nhà trai xin phép tiến hành nghi thức trao mâm quả cho nhà gái.

Chào hỏi hai bên gia đình và tuyên bố lí do

Tiếp theo, nhà gái sẽ mời nhà trai vào nhà mời nước và tham dự nghi lễ tiếp theo trong ngày hôm ấy. Đại diện nhà trai sẽ giới thiệu họ gia đình và bày tỏ chân thành nguyện vọng đón cô dâu về bên nhà chồng. Để đáp lại nhà trai, nhà gái cũng sẽ phát biểu và đồng ý cho phép nhà trai đón dâu về.

Cô dâu chính thức ra mắt

Trước khi được chú rể đón, cô dâu hoàn toàn không được xuất hiện. Khi đã phát biểu và chào hỏi xong, chú rể sẽ lên phòng đón cô dâu xuống chào họ hàng.

Trao lễ vật

Lúc này, đội bê tráp sẽ đứng xếp hàng chờ sẵn nhà trai xuất hiện. Hai bên xếp thành hàng dọc và nam nữ đứng đối diện nhau nhận mâm quả. Phù rể đóng vai trò quan trọng trong lễ đón dâu, đi phía sau chú rể và người đại diện. Thông thường, phù dâu và phù rể là những người bạn thân thiết của cô dâu và chú rể và họ đều là những người còn độc thân.

Nhận mâm quả và trình lên bàn thờ tổ tiên

Sau khi nhận mâm quả, nhà gái sẽ trình nó lên bàn thờ tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính đối với ông bà. Mâm quả sẽ được bày biện trên bàn thời và tráp trầu câu sẽ được để ở vị trí chính giữa của bàn thờ.

Trình sính lễ

Sau đó, đại diện nhà trai sẽ lần lượt trình sính lễ và giới thiệu nó cho mọi người. Sinh lễ của nhà trai thường là tráp trầu cau, tráp hoa quả long phụng, tráp bánh phu thê, tráp rượu và trà… Tuỳ mỗi vùng miền mà có thêm những lễ vật khác nhau.

Ý NGHĨA LỄ RƯỚC DÂU TRONG ĐÁM CƯỚI

Lễ gia tiên

Lễ gia tiên chính là lễ quan trọng nhất trong lễ đám hỏi. Gia tiên có ý nghĩa rất lớn trong đám cưới và đây là lúc cặp đôi thắp hương và bày tỏ với ông bà tổ tiên. Để bày tỏ sự hiếu thuận của con cháu, ra mắt thành viên mới trong gia đình và xin tổ tiên chứng dám cho đôi vợ chồng mới với hy vọng có một gia đình ấm êm, sum vầy và hạnh phúc.

Trao nhẫn cưới

Chú rể và cô dâu sẽ trao cho nhau nhẫn đính hôn vào lúc này để minh chứng cho hai người chính thức là một thành một gia đình. Sau đó, thành viên hai bên gia đình lúc này sẽ lần lượt trai kỉ vật, món quà cưới đến đôi tân lang tân nương cùng những lời chúc phúc chân thành nhất cho hạnh phúc của hai người. 

Mời trầu cau, rượu và trà

Khi những nghi lễ đã kết thúc, lúc này nhà gái sẽ mời hai họ cùng toàn thể ăn trầu và uống rượu trà chung vui cùng hai cháu. Chú rể và cô dâu cùng xé cau, xếp trầu và mời rượu

Trả lễ

Lễ vật nhà trai mang qua sẽ được nhà gái trả lại một phần, quan niệm là ½ lễ vật. Mâm quả sẽ được lật một nửa khăn lên khi trao trả lễ vật.

Ý NGHĨA LỄ RƯỚC DÂU TRONG ĐÁM CƯỚI

Tham dự tiệc ở nhà gái

Cuối cùng là bữa tiệc ăn uống nhẹ nhàng của bên nhà gái tổ chức. Bữa tiệc nhẹ chỉ gói gọn gồm bánh và trà. Sau đó, nhà trai sẽ đưa dâu về và tiếp tục tiến hành lễ bên nhà trai.

Trình tự đón dâu sẽ có ít nhiều sự phức tạp, dù thế buổi lễ này sẽ rất ý nghĩa đối với hai bên gia đình. Vậy là trình tự nghi lễ rước dâu đã hoàn thành. Tuy nhiên, Phi Điệp sẽ lưu ý cho bạn những điều cấm kỵ cần tránh trong lễ rước dâu để tránh xảy ra sai sót nhé.

  • Không đón sai giờ hoàng đạo

  • Mẹ chồng không tham gia lễ đón dâu

  • Trước khi được chú rể đón, cô dâu không được xuất hiện trước

  • Sau khi cô dâu ra khỏi cửa, không được quay lại nhà mẹ đẻ

  • Cô dâu không treo đồ đạc lên vật dụng của chồng

  • Nếu cô dâu có bầu trước sẽ không được đi cửa chính.

Có những điều trên hiện nay đã trở nên cổ hũ và được giới trẻ loại bỏ. Tất nhiên, có thờ sẽ có thiêng bạn có thể tuân thủ những điều cấm kỵ do cha ông truyền lại để có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc sau này. Nhưng nếu bạn không tin thì cũng không sao cả, quan trọng là sự chân thành của hai người khi đến với nhau như thế nào. Cuối cùng Phi Điệp gửi lời chúc tới cô dâu chú rể tổ chức nghi lễ thành công và sẽ luôn hạnh phúc nhé.

Các tin khác