Tổ chức đám cưới nơi Thánh Đường
Có khá nhiều địa điểm để các cặp đôi thực hiện lễ cưới của mình. Có những cặp đôi lựa chọn bãi biển thơ mộng với bờ cát trắng trải dài, có những đôi lại chọn khu nghỉ dưỡng để tổ chức tiệc ngoài trời hay nhiều người lại chọn những trung tâm tổ chức cưới hỏi với không gian lộng lẫy sang trọng để tổ chức tiệc cưới. Thế nhưng, có không ít các cặp đôi cô dâu chú rể mong ước về một đám cưới lãng mạn trong Thánh Đường dưới sự chứng kiến của Đức Chúa.
Không ít các cặp đôi cô dâu chú rể mong ước về một đám cưới lãng mạn trong Thánh Đường dưới sự chứng kiến của
Cánh cửa nhà thờ mở rộng, cô dâu trong trang phục váy cưới trắng tinh khôi, nắm lấy bàn tay của bố bước đi từng bước nhẹ nhàng trong tiếng đàn piano du dương ngọt ngào, tất cả mọi người lặng yên, nghiêm trang dưới sự chứng kiến của Chúa, đôi uyên ương nắm tay nhau trong giây phút đẹp đến say lòng người.
Tổ chức đám cưới trong nhà thờ cần chuẩn bị những gì? Trên thực tế, tổ chức đám cưới tại nhà thờ không phải là chuyện một mình bạn có thể tự mình quyết định mà điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào tôn giáo và mong muốn của cả hai bên gia đình.
- Lựa chọn nhà thờ, giáo xứ và cùng lực chọn ngày tổ chức đám cưới cùng cha cố.
- Giáo lý cuộc sống hôn nhân: Đây là một khóa học ngắn dành cho các cặp đôi trước khi chính thức trở thành vợ chồng do vị cha cố thụ giảng. Khóa học này nhằm mục đích giúp cho các cặp đôi hiểu được giá trị và ý nghĩa thiêng liêng của hôn nhân và trách nhiệm và sự ràng buộc của cả hai cùng con cái trong cuộc sống gia đình.
- Rao hôn phối: một thông báo ngắn về lễ kết hôn của đôi uyên ương sẽ được đọc lên liên tục trong vòng 3 tuần trong những buổi lễ ở nhà thờ trước khi đám cưới chính thức bắt đầu để tất cả mọi người được biết.
- Bắt đầu chuẩn bị các công đoạn cho ngày cưới chính thức ở nhà thờ. Tùy thuộc vào mức độ các chi tiết của cha cố, những việc cần chuẩn bị có thể khác nhau tùy theo phong tục và địa phương. Một vài công việc cơ bản như lựa chọn danh sách khách mời, thiệp mời, chọn người dẫn dâu, chuẩn bị lời thề, bản ghi các hướng dẫn nghi thức, lựa chọn ngày diễn tập và các chi tiết khác như dàn đồng ca, dàn nhạc sống, quay phim,chụp ảnh… Thông thường người dẫn dâu thường là bố đẻ của cô dâu tuy nhiên trong một vài trường hợp người dẫn dâu có thể là một người khác. Đây là một nghi thức vô cùng thiêng liêng, người dẫn dâu đại diện cho cả gia đình nhà gái để trao và gửi gắm cả phần đời còn lại của cô dâu đến tay cô chú rể .