Phong Tục Mâm Quả Cưới của Từng Vùng Gồm Những Gì?
Phong tục mâm quả cưới ở những vùng miền khác nhau lại có sự khác nhau. Hôm nay, Phi Điệp Wedding xin chia sẻ tới các bạn phong tục mâm quả cưới của các vùng gồm những gì? Sự khác nhau trong phong tục cưới hỏi của miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
- 3 Tráp ăn hỏi gồm những gì? Gợi ý kết hợp 3 tráp ăn hỏi
- Có những phụ kiện mâm quả cưới nào? Hướng dẫn trang trí mâm quả cưới
Ý nghĩa của phong tục mâm quả cưới
Phong tục mâm quả cưới là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam trong ngày cưới. Mâm quả cưới là lễ vật nhà trai mang tặng cho nhà gái để thay cho lời cảm ơn chân thành công sinh thành và dưỡng dục cô dâu của gia đình nhà gái. Đồng thời, đây cũng là lời mở đầu cho mối quan hệ kết giao thông gia của hai bên gia đình.
Tùy theo phong tục từng vùng miền mà việc chuẩn bị mâm quả cưới có sự khác nhau. Sự khác biệt trong số lượng mâm quả đến sự khác biệt trong các loại lễ vật. Tuy nhiên, qua những lễ vật nhà trai chuẩn bị, chúng ta có thể nhận thấy được sự quan tâm và trân trọng cũng như lòng thành của họ đối với cuộc hôn nhân của cô dâu và chú rể.
Việc nhà trai chuẩn bị bao nhiêu mâm quả cưới sang nhà gái cần có sự thống nhất của hai nhà. Số lượng mâm quả cưới càng nhiều càng thể hiện sự quan tâm của nhà trai dành cho cô dâu.
Phong tục mâm quả cưới miền Bắc
Ở miền bắc, mọi người hay sử dụng là tráp cưới hỏi hơn thay cho mâm quả cưới. Số lượng tráp luôn là số lẻ: 3 tráp, 5 tráp, 7 tráp, 9 tráp, 11 tráp,... Số tráp là lẻ nhưng số lượng những món đồ trong tráp lại phải chẵn. Việc chuẩn bị lễ vật theo số chẵn có ý nghĩ thể hiện sự có đôi có cặp. Đây là lời chúc có đôi có cặp, vợ chồng đồng lòng tát biển đông cũng cạn,... dành cho cặp đôi tân nhân sắp trở thành vợ chồng.
Trong các tráp cưới hỏi, nhất định phải có 1 tráp trầu cau. Đây là điều bắt buộc bất thành văn không được thiếu. Miếng trầu là đầu câu chuyện, tráp trầu cau như một lời chào mở đầu cho cuộc sống hôn nhân của hai bạn trẻ và để phụ huynh hai bên gia đình bắt đầu bàn chuyện cưới hỏi cho các con.
Phong tục mâm quả cưới miền Trung
Người miền trung không có quy định về số lượng mâm quả cưới hỏi. Thay vào đó họ càng quan tâm đến những lễ vật chính bắt buộc phải có là: trầu cau, trà rượu, bánh phu thê và nến tơ hồng. Việc 1 mâm quả, 2 mâm quả, 3 mâm quả, 4 mâm quả,... không có yêu cầu bắt buộc. Người miền trung quan niệm, mỗi con số lại mang một ý nghĩ riêng tương ứng với sinh, lão, bệnh, tử,... Đây là lời chúc của gia đình dành cho cặp đôi tân nhân.
-
Về việc chuẩn bị trầu cau theo phong tục mâm quả cưới miền Trung bắt buộc phải là 105 quả cau. Con số này mang ý nghĩ trăm năm hạnh phúc vậy nên người miền Trung rất quan trọng điều này.
-
Bánh phu thê được coi là biểu tượng cho tình nghĩa vợ chồng nên bánh phu thê cũng là 1 trong những lễ vật bắt buộc phải có khi đi ăn hỏi tại miền Trung.
-
Chè rượu là biểu trưng cho lòng thành của con cháu muốn dâng lên tổ tiên của nhà gái để xin được rước cô dâu về nhà mình.
-
Cặp nến tơ hồng yêu cầu phải được một người lớn tuổi có gia đình hạnh phúc đại diện thổi tắt sau khi buổi lễ ăn hỏi kết thúc. Điều này mang ý nghĩa như lời chúc may mắn cho cặp vợ chồng trẻ sau này cũng có được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
Phong tục mâm quả cưới miền Nam
Trái ngược với miền bắc thích số mâm quả cưới lẻ, cũng không giống miền trung tùy ý, mâm quả cưới miền nam yêu cầu phải chuẩn bị theo số chẵn. Nhà trai cần chuẩn bị số mâm quả cưới chẵn như 4, 6, 8, 10… Thường thì người ta khá thích số 6 vậy nên đa số các đám cưới sẽ dùng 6 mâm quả cưới. Số 6 là biểu tượng của tài lộc và may mắn, hạnh phúc.
Ngoài những lễ vật được chuẩn bị trong mâm quả cưới, nhà trai nếu có điều kiện sẽ chuẩn bị thêm một bộ áo dài và 1 đôi bông tai cho cô dâu. Người chuẩn bị thường là mẹ của chú rể. Cô dâu sẽ mặc bộ áo dài và đeo đôi bông tai này vào ngày ăn hỏi của hai bên gia đình. Đây là sự quan tâm và yêu quý của mẹ chống dành cho cô con dâu tương lai.
Trong mâm quả cưới miền Nam, ngoài trầu cau và những lễ vật thường thấy, chúng ta còn thấy 1 loại bánh đặc biệt mà đám hỏi nào cũng có đó là bánh su sê. Loại bánh hình vuông được gói trong lá dứa mang ý nghĩ về sự gắn kết bền chặt của hai vợ chồng này rất thích hợp làm lễ vật trong đám cưới.
Trên đây là một số chia sẻ về phong tục mâm quả cưới của Việt Nam. Bài viết này rất hữu ích cho những cặp đôi sắp cưới. Đặc biệt khi bạn kết hôn với cô dâu không cùng miền. Việc hiểu hơn về phong tục nơi cô dâu sinh sống cũng là một cách thể hiện tình yêu, sự quan tâm dành cho cô dâu và sự tôn trọng dành cho gia đình nhà gái.
Phi Điệp Wedding với dịch vụ mâm quả cưới hỏi, tráp cưới hỏi rồng phượng uy tín, chất lượng tự tin có thể chuẩn bị những lễ vật tốt nhất dành cho đám cưới của bạn. Liên hệ chúng tôi ngay để được báo giá mâm quả cưới hỏi tốt nhất.