Phi Điệp Wedding Planner - Dịch vụ cưới hỏi trọn gói, tổ chức đám cưới, tiệc cưới
Hotline: 0906 004 505 - 0983 037 083   Email:
Cẩm nang cưới

Cẩm nang cưới

Lễ Hằng Thuận - Lễ cưới nơi cửa Phật

Bên cạnh những lễ cưới hay lễ ăn hỏi truyền thống của người việt hoặc những lễ cưới của các đại gia tổ chức linh đình trong các nhà hàng, khách sạn lớn, có không ít cô dâu, chú rể lại chọn cho mình địa điểm làm nơi mở đầu cuộc sống lứa đôi nơi cửa Phật. Đó chính là lễ Hằng Thuận. Mời bạn đọc cùng Phi Điệp Wedding tìm hiểu về đám cưới này.

Lễ hằng thuận

 

  1. Ý nghĩa lễ Hằng Thuận

Lễ Hằng Thuận là một nghi thức tổ chức đám cưới trang nghiêm tại chùa hoặc thiền viện hoặc tại nhà thờ tổ của dòng họ. Theo nghĩ Hán Việt, "Hằng" mang nghĩa thường xuyên, luôn luôn, còn "Thuận" là hòa thuận, cùng sống chung một mục đích. Vì vậy, ý nghĩa của lễ Hằng Thuận là mong cho vợ chồng luôn hòa thuận, gia đình hạnh phúc ấm no.

[caption id="attachment_5138" align="aligncenter" width="400"]Lễ hằng thuận Diễn viên Hồng Ánh và nhà phê bình Thanh Sơn đã làm lễ cưới tại chùa.[/caption]
  1. Quy trình tổ chức lễ Hằng Thuận

Trước khi tổ chức lễ cưới, gia đình của cô dâu và chú rể phải đến chùa xin ý kiến của nhà sư trụ trì. Nếu được sự chấp thuận của sư trụ trì thì mới bắt đầu công việc chuẩn bị cho buổi lễ. Nghi thức tiến hành lễ cưới thường khác với những lễ cưới thông thường.

https://phidiepwedding.com/cam-nang-cuoi/cach-to-chuc-le-cuoi-chi-danh-rieng-cho-ban-be/
  • Chủ hôn là một vị hoà thượng hay chư tăng. Nghi lễ này sẽ được tổ chức ở điện chính của cửa chùa. Các bàn dài được kê ở chính điện để các đại sư, hòa thượng đứng làm lễ, người thân trong gia đình của cô dâu chú rể sẽ đứng ở hai bên theo quy định "nam tả, nữ hữu" (nhà trai đứng bên trái, nhà gái đứng bên phải).
  • Trước khi làm lễ cưới, vị chủ hôn sẽ hỏi xem cô dâu, chú rể đã quy y chưa, nếu chưa thì thầy sẽ làm lễ quy y cho hai vợ chồng rồi mới tới nghi lễ cưới.
  • Sau khi quỳ trước ban thờ đọc lời thề nguyện và nhận lời ban phước răn dạy của đại sư trụ trì, cô dâu chú rể sẽ thực hiện nghi lễ “Phu thê giao bái”. Thực chất của nghi lễ này chính là việc trao nhẫn cưới và hứa trước tượng phật về việc xây dựng hạnh phúc gia đình.
  • Sau khi buổi lễ tại chính điện kết thúc, tiệc chay sẽ được bày ra để mời gia đình hai bên và mời các sư thầy sư tăng trong chùa. Bữ tiệc này thường được tổ chức ngay tại chùa và các món chủ yếu như gà luộc, nem hải sản, canh măng...Điểm khác biệt hoàn toàn chính là các món ăn được chế biến từ thực vật như nấm, mộc nhĩ, khoai, đậu phụ, ngũ cốc...

 

[caption id="attachment_5139" align="aligncenter" width="400"]Lễ hằng thuận Hôn lễ của diễn viên Diệu Hương cũng tổ chức tại chùa[/caption]
  1. Lợi ích của lễ Hằng Thuận

Lễ Hằng Thuận không chỉ thể hiện tín ngưỡng tôn giáo theo đạo Phật mà còn giúp các cô dâu, chú rể là có thêm lòng tin vào hôn nhân, cùng nhau gánh vác trách nhiệm cùng nhau xây dựng cuộc sống gia đình hòa thuận, chung thủy.

Tiệc cưới của lễ Hằng Thuận thường gôm các món chay và không có rượu giúp gia đình theo đạo Phật tránh khỏi việc sát sinh, lại đảm bảo sức khỏe cho các vị quan khách.

  1. Địa điểm tổ chức lễ Hằng Thuận

Tại Hà Nội: thiền viện Sùng Phúc (phường Cự Khối, Long Biên), chùa Đình Quán (xã Phú Diễn, Từ Liêm), chùa Lý Triều Phúc Sư (50 Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm)...

Tại TP HCM: chùa Viên Giác (quận Tân Bình), chùa Giác Ngộ (quận 10), chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3)…

Bạn có thể tìm hiểu thêm về lễ ăn hỏi 9 tráp rồng phượng và các dịch vụ trang trí đám cưới tại nhà của Phi Điệp để có thêm nhiều thông tin lựa chọn thông minh cho đám cưới của mình nhé!

 

Các tin khác