Phi Điệp Wedding Planner - Dịch vụ cưới hỏi trọn gói, tổ chức đám cưới, tiệc cưới
Hotline: 0906 004 505 - 0983 037 083   Email:
Cẩm nang cưới

Cẩm nang cưới

Phân Biệt Lễ Đính Hôn Và Lễ Thành Hôn

Nhiều người đã quá quen khi nói đến lễ đính hôn và lễ thành hôn, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được hai lễ này giống và khác nhau như thế nào. Bài viết hôm nay, Phi Điệp Wedding sẽ giải thích giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ thành hôn và  lễ thành hôn của người Việt nhé.

Xem thêm:

Có thể nói lễ đính hôn và lễ thành hôn đều là hai ngày quan trọng của một đời người, đánh dấu cột mốc quan trọng - cánh cửa của cuộc sống hôn nhân. 

Lễ thành hôn là lễ gì?

lễ đính hôn và lễ thành hôn

Trong văn hóa người Việt, lễ thành hôn được xem như lễ cưới chính thức của hai bên gia đình nhà gái và nhà trai, chính thức đưa đôi uyên ương về chung sống với nhau. Lễ thành hôn là dịp để dòng họ hai bên xin phép và thông báo với tổ tiên cũng như người thân, bạn bè hai bên rằng gia đình đã có thêm một chàng rể mới, một nàng dâu mới dưới sự chứng kiến của tất cả mọi người. 

Lễ thành hôn sẽ thường bao gồm lễ gia tiên và lễ tân hôn. Tuy nhiên trong thời đại ngày nay hay với một số gia đình mời ít khách đến dự thì lễ tân hôn và lễ vu quy sẽ được thay thế bằng lễ hợp hôn (nghĩa là cả hai bên gia đình nhà trai và nhà gái sẽ tổ chức chung một lễ cưới). Lễ hợp hôn này cũng sẽ được hai bên gói gọn trong nghi thức của buổi lễ thành hôn dành cho cô dâu chú rể.

Trước đây là danh từ “lễ thành hôn” là chỉ tiệc cưới đãi khách được tổ chức tại nhà hàng, khách sạn của cả hai bên thông gia. Danh từ “Thành hôn” cũng được các cặp đôi sử dụng để in trên thiệp cưới. Ngày nay, từ thành hôn này được miền Bắc sử dụng nhiều hơn, đặc biệt tại gia đình nhà trai với ý nghĩa lễ đón dâu.

Lễ đính hôn và lễ thành hôn khác nhau gì?

lễ đính hôn và lễ thành hôn

Lễ đính hôn là cách gọi mang ý nghĩa trang trọng hơn. Nói cách khác, lễ đính hôn chính là đám hỏi trong phong tục cưới của người Việt ta. Một đám cưới đầy đủ theo truyền thống xưa sẽ bao gồm 5 nghi thức đó là lễ dạm ngõ, rồi đến lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ rước dâu và cuối cùng là về lễ lại mặt. Ngay nay, nhiều gia đình đã rút ngắn bớt nghi thức để tổ chức cho đơn giản hơn. Trong đó có ba nghi thức chính thường được các gia đình tiến hành đó là lễ ăn hỏi, lễ xin dâu và lễ rước dâu. 

Trong một buổi lễ đính hôn sẽ bao gồm những nghi thức như sau: 

- Nghi thức chào và trao lễ vật: Khi gần đến nhà gái, nhà trai sẽ sắp xếp, kiểm tra lại mâm quả và xếp vào đội hình một cách trang trạng nhất. Sau đó chủ hôn cùng phụ rể sẽ bưng khay trầu rượu vào nhà gái trước để trình diện lễ hỏi. Khi được nhà gái chấp thuận thì nhà trai mới được vào nhà cùng với các tráp ngũ quả phía sau dâng lên bàn thờ tổ tiên. Lúc này, đại diện phía nhà gái sẽ thay mặt nói lời cảm ơn nhà trai.

- Sau đó, cô dâu sẽ ra mắt quan viên hai họ. Đây cũng là một trong điểm  khác biệt giữa lễ đính hôn và lễ thành hôn.

- Tiếp theo, cô dâu và chú rể sẽ tiến hành nghi lễ dâng hương lên bàn thờ tổ tiên. Nghi thức này được xem là nghi thức quan trọng nhất trong buổi lễ đính hôn. Nhà gái sẽ mang vật phẩm mà nhà trai đã chuẩn bị đem qua, dâng lên bàn thờ tổ tiên. Tiếp theo đó chú rể đốt đèn hai cây nên, ngọn lửa vàng tượng trưng cho sự sống, sự lạc quan, ấm áp như sự kết nối giữa gia tiên với con cháu trong nhà. Sau khi nến đã được thắp, cô dâu chú rể sẽ tiến hành nghi thức thắp hương bái tổ.

- Tiếp theo là nghi thức trao nữ trang cho cô dâu. Mẹ chú rể sẽ là người trao nữ trang cho cô dâu. Bộ nữ trang nhà trai chuẩn bị sẽ bao gồm vòng cổ cho cô dâu, kiềng đeo tay và bông tai. Nếu gia đình không có điều kiện thì nhà trai ít nhất cũng sắn cho cô dâu đôi hoa tai vàng. Bên cạnh đó, một số gia đình nhà trai chuẩn bị thêm cho nhà gái một số tiền để thể hiện sự trả ơn công lao sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ cô dâu cũng như chia sẻ một phần chi phí cho nhà gái. Sau đó cô dâu và chú rể sẽ dâng trà cho đấng sinh thành.

- Bàn bạc lễ cưới: Sau khi các nghi thức trên hoàn thành, hai bên sẽ ngồi lại với nhau bàn bạc về lễ cưới. Trước lễ đính hôn là lễ dạm ngõ, thông thường hai bên gia đình đã xem ngày lành tháng tốt để chọn làm ngày lễ đính hôn, lễ thành hôn, tuy nhiên lúc này hai bên thông gia sẽ thống nhất lại lần nữa những công việc, những khâu chuẩn bị cần phải làm cho chuyện trọng đại của đôi uyên ương.

- Bên nhà gái lại quả cho nhà trai: theo tục lệ của ta, khi nhận lễ, nhà gái sẽ lấy một phần, để lại một phần để nhà trai mang về (đây được gọi là lại quả). Tuy nhiên, với đám cưới hiện đại ngày nay, khi kết thúc lễ đính hôn thì nhà trai sẽ ở lại nhà gái  ăn bữa cơm thân mật cùng nhà gái trước khi lại quả.

Trên đây là thông tin về lễ đính hôn và lễ thành hôn mà bạn cần biết. Hy vọng đã mang đến những kiến thức bổ ích cho bạn trong tương lai.

Các tin khác