Phi Điệp Wedding Planner - Dịch vụ cưới hỏi trọn gói, tổ chức đám cưới, tiệc cưới
Hotline: 0906 004 505 - 0983 037 083   Email:
Cẩm nang cưới

Cẩm nang cưới

Tìm hiểu ý nghĩa các lễ vật trong tráp ăn hỏi

Tráp ăn hỏi là các mâm sơn son thiếp vàng được sử dụng để đựng các lễ vật trong đám cưới truyền thống.

Theo truyền thống của người VIệt từ xưa tới nay, ăn hỏi là một trong các nghi lễ quan trọng nhất của đám cưới. Nhà trai sẽ mang các lễ vật đến nhà gái để thực hiện nghi thức tại nhà gái. Khi bên nhà gái đồng ý nhận các lễ vật mà nhà trai mang tới thì có nghĩa là nhà gái đã đồng ý gả con gái làm dâu cho phía nhà trai, và trở thành thông gia của nhau.

Các lễ vật này thường được đựng trong những tráp ăn hỏi được sơn son thiếp vàng. Tùy thuộc vào phong tục từng nơi và từng gia đình mà số lượng các tráp cưới sẽ khác nhau. Mặc dù vậy, có những thứ lễ vật dường như không thể thiếu trong đám hỏi như trầu cau, bánh phu thê, chè và hạt sen, trái cây, phong bì tiền, rượu và thuốc lá…

  1. Trầu cau

Ca dao xưa nói rằng : Miếng trầu là đầu câu chuyện, bởi thế từ xư tới nay đám cưới đều không thể thiếu được sự có mặt của trầu cau dù là ở bất cứ đâu. Trầu cau và vôi hòa quyện cùng nhau tạo ra màu đỏ hồng như máu, là biểu tượng của sự bền chặt sắt son cho cuộc sống hôn nhân vợ chồng.ý-nghia-le-vat-trong-trap-hoi

  1. Hoa quả

Mâm hoa quả trong đám hỏi mang ý nghĩa tượng trưng cho hôn nhân, cuộc sống tình yêu của các cặp vợ chồng lúc nào cũng tươi mới, ngọt ngào và hạnh phúc đến suốt cuộc đời.ý-nghia-le-vat-trong-trap-hoi

  1. Bánh phu thê

Ngoài bánh phu thế thì những loại bánh truyền thống vẫn thường được dùng trong lễ ăn hỏi như bánh kem, bánh cốm, bánh hồng… Tùy vào từng vùng miền mà lựa chọn sao cho thích hợp nhất với phong tục tập quán. Phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là bánh phu thê với nhiều giai thoại khác nhau về câu chuyện tình nghĩa vợ chồng. Bánh phu thê là biểu trưng cho tình yêu mặn nồng và hạnh phúc đôi lứa.

Các gia đình theo truyền thống xưa thường dùng bánh cặp. Bánh cặp nghĩa là cặp bánh gồm hai thứ biểu tượng cho âm dương. Những cặp bánh được sử dụng nhiều trong đám hỏi là bánh phu thê - bánh cốm hay bánh chưng - bánh dày. Các loại bánh này thường được gói trong giấy đỏ.

Nhiều nơi thường sử dụng mâm xôi gấc và lợn quay thay thế cho bánh phu thê. Xôi gấc đỏ thể hiện cho tình cảm đôi lứa bền chặt, son sắt. Bên cạnh đó, lợn quay lại tượng trưng cho tài lộc và sung túc, là lời chúc cho các cặp đôi sớm có quý tử.ý-nghia-le-vat-trong-trap-hoi

  1. Trà, rượu

Trà và rượu là hai lễ vật truyền thống không thể thiếu trong mọi nghi thức, đặc biệt là cưới hỏi. Đây là biểu tượng cho lời xin phép của các con cháu với ông bà tổ tiên về chứng giám cho hạnh phúc đôi lứa. Vị đắng của trà kết hợp cùng với vị cay nồng của rượu mang lại hương vị cho cuộc sống, đồng thời đó cũng là tượng trưng cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc viên mãn.

  1. Tiền đen

Tiền đen (phong bì tiền) được đặt vào một tráp hỏi riêng hay để chung cùng với tráp trầu cau khi họ nhà trai mang lễ vật sang nhà gái. Số tiền đen được coi là tiền thách cưới của nhà gái với nhà trai. Lễ đen cũng có thể coi là món quà mà nhà trai muốn dành tặng cho phía họ nhà gái để bày tỏ lòng cảm ơn gia đình nhà gái đã có công sinh thành và nuôi dưỡng con dâu mới của nhà trai.ý-nghia-le-vat-trong-trap-hoi

Chắc chắn không phải bất cứ ai cũng có thể hiểu hết được những ý nghĩa vàng của các lễ vật trong đám hỏi để gìn giữ phong tục cổ truyền của dân tộc, một nét đẹp từ ngàn xưa.

Các tin khác