Phi Điệp Wedding Planner - Dịch vụ cưới hỏi trọn gói, tổ chức đám cưới, tiệc cưới
Hotline: 0906 004 505 - 0983 037 083   Email:
Cẩm nang cưới

Cẩm nang cưới

Những nghi lễ bắt buộc trong đám cưới cô dâu chú rể nên biết

Với nhiều bạn trẻ hiện đại ngày nay thường cho rằng các nghi lễ cưới truyền thống đều rườm rà, nhiều nghi thức không cần thiết. Thế những những nghi thức đó lại là nét phong tục tập quán thể hiện văn hóa cưới hỏi đặc thù của dân tộc Việt Nam ta. Dù bạn muốn tổ chức một lễ cưới giản lược thì bạn cũng không thể bỏ qua ba phần việc chính là lễ ăn hỏi, lễ đón dâu và lễ lại mặt. Để thực hiện những nghi lễ này đúng thì cô dâu chú rể phải hiểu rõ về nó. Dưới đây là những thông tin bổ ích dành cho bạn: tim-hieu-nhung-nghi-le-truyen-thong-1                                                       Các mâm tráp ngày ăn hỏi được phủ vải điều đỏ 1. Lễ ăn hỏi Lễ ăn hỏi cũng giống như lễ đính hôn trong phong tục cưới của người miền Nam. Đây cũng là một lời thông báo chính thức giữa gia đình hai bên của cô dâu và chú rể về việc hứa gả con cái. tim-hieu-nhung-nghi-le-truyen-thong-2Cách thức tiến hành: Đối với hai miền Bắc – Nam, việc tổ chức lễ ăn hỏi có một vài điểm khác nhau: - Với người miền Bắc: Nhà trai thường chuẩn bị lễ vật theo số lẻ. - Với người miền Nam: lễ vật được chuẩn bị là số chẵn. Điểm chung giống nhau là nhà gái đều là bên quyết định về số lượng tráp và lễ vật. Lễ ăn hỏi thường chuẩn bị các vật phẩm như trầu cau, chè, rượu, thuốc lá, bánh cốm, hoa quả…tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Cả hai gia đình cùng lựa chọn ngày lành tháng tốt để nhà trai sang nhà gái dẫn lễ và nói chuyện cưới hỏi cho con cái. Nhà trai sẽ dẫn một đội nam chưa vợ bê tráp hỏi và nhà gái sẽ có một đội nữ chưa chồng đỡ tráp. Thủ tục ăn hỏi thường được diễn ra tại nhà gái. Sau đó gia đình làm lễ gia tiên báo cáo với tổ tiên nhà gái. Và phần thủ tục cuối cùng là cô dâu ra mắt quan viên hai họ. 2. Đón dâu Nghi lễ đón dâu là lời thông báo chính thức nhất của cô dâu chú rể tới bạn bè, người thân. Sau lễ đón dâu cũng là mốc son đánh dấu cuộc sống hôn nhân mở ra chào đón cô dâu chú rể. tim-hieu-nhung-nghi-le-truyen-thong-3Cách thức tiến hành: Lễ đón dâu cũng được diễn ra trong ngày đẹp trời mà cả hai bên đã định. Ngoài ra họ còn chọn giờ đẹp để nhà trai mang hoa cưới, xe hoa cưới cùng mẹ chồng đến đón nàng dâu về nhà. Cô dâu chú rể thường chọn những bộ trang phục cưới đẹp mắt nhất để diện kiến trước quan viên hai họ và những vị khách quý. Trước khi cô dâu lên xe hoa về nhà chồng đều phải có lễ xin dâu của nhà trai. Sau khi nhà gái đồng ý, thì đôi uyên ương sẽ làm lễ gia tiên, thắp hương và nghi thức trao quà cưới sẽ được diễn ra. Tùy vào điều kiện của từng gia đình mà hai nhà có cách tổ chức tiệc cưới khác nhau tại gia hay tại các trung tâm tổ chức tiệc cưới. Ngày nay, với các cô dâu chú rể có khoảng cách xa thì lễ ăn hỏi và lễ cưới thường được gộp vào cùng một ngày. 3. Lại mặt Lại mặt là nghi thức được thực hiện sau đám cưới vài ngày. Chú rể sẽ đưa cô dâu về nhà mẹ đẻ thăm hỏi gia đình và tặng quà thắp hương cho ông bà tổ tiên. Đây là nghi thức thể hiện chữ hiếu cũng như là lời răn dạy nhẹ nhàng của các bậc sinh thành không chỉ hiếu thuận với gia đình nhà chồng mà cũng phải quan tâm chăm sóc tới gia đình nhà vợ. Lễ lại mặt cũng là dịp giúp cô dâu cảm thấy thỏa mái hơn. Cách thức tiến hành: Khi cô dâu được chồng đưa về nhà cha mẹ đẻ, mẹ chồng sẽ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để cô dâu chú rể mang về bên ngoại làm lễ chào hỏi bố mẹ. Trước kia, nghi thức lại mặt thường cầu kỳ với các vật phẩm như trầu cau, xôi, thịt gà… Với con người hiện đại có tư duy thoáng hơn thì các nghi lễ được thực hiện đơn giản hơn, lược bỏ đi những lễ nghi rườm rà. Việc tổ chức cầu kỳ hay phức tạp có thể phù hợp với phong cách và điều kiện sống của từng gia đình.

Các tin khác