Phi Điệp Wedding Planner - Dịch vụ cưới hỏi trọn gói, tổ chức đám cưới, tiệc cưới
Hotline: 0906 004 505 - 0983 037 083   Email:
Cẩm nang cưới

Cẩm nang cưới

Trình tự thủ tục lễ ăn hỏi truyền thống ở miền Nam

Nghi lễ ăn hỏi của người Việt ở miền nam truyền thống hiện nay còn được gọi tên gọi là nghi lễ đính hôn. Nghi lễ đính hôn này chính là nghi lễ ăn hỏi theo phong tục truyền thống hiện đại với sự kết hợp giữa những nét đẹp văn hóa dân tộc cùng với tiệc cưới sang trọng của phương tây nhằm mang đến một lễ ăn hỏi long trọng  và thiêng liêng nhất.

Nghi  lễ ăn hỏi miền nam của người Việt là gì? Trình tự thủ tục lễ ăn hỏi miền năm như thế nào?  Câu hỏi này đang trở thành tâm điểm của không it các diễn đàn khi mùa cưới đến. Chính vì vậy bài viết sẽ chia sẻ đến độc giả những hiểu biết về nghi lễ ăn hỏi của người miền nam để giúp cho các cặp đôi uyên ương sắp cưới có được ngày lễ ăn hỏi ý nghĩa mà vẫn đậm chất cổ truyền.

  1. Nghi lễ ăn hỏi miền nam – Việt Nam là gì?

Nghi lễ ăn hỏi miền nam chính là một trong các phong tục cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Nghi lễ ăn hỏi  được diễn ra khi đoàn đại biểu họ gia đình nhà trai mang lễ vật sang gia đình nhà gái để xin cho con trai họ được đính hôn cùng với con gái nhà cô dâu. Nghi thức ăn hỏi được diễn ra một cách rất long trọng nhằm chúc phúc cho cặp vợ chồng trẻ có được cuộc sống trăm năm hạnh phúc.

Mỗi vùng miền khác nhau sẽ mang một phong tục cưới hỏi riêng mang nét đặc trưng khu vực đó. Khác biệt so với người miền Trung cũng như những địa phương  miền Bắc, người miền Nam không quá câu nệ về những lễ nghi như người miền Trung hay yêu cầu những vật phẩm lớn và cầu kỳ như lễ ăn hỏi của người miền Bắc. Lễ ăn hỏi theo phong tục truyền thống của miền Nam đơn giản cả trong lễ nghi và những vật phẩm. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người miền Nam không có những quy chuẩn riêng biệt cho mâm lễ vật ăn hỏi của mình.  Ở miền Nam thì phong tục cưới hỏi mang tính chất phóng khoáng hơn so với hai miền Bắc và Trung nhưng không vẫn không hề kém phần trang trọng.

  1. Trình tự nghi lễ ăn hỏi của người việt miền nam là gì?

Trình tự nghi thức ăn hỏi của người Việt ở miền nam cũng bao gồm những bước khá giống so với nghi lễ ăn hỏi cổ truyền. Vì vậy nghĩ lễ ăn hỏi của người miền Nam cũng bao gồm các bước như sau:

  • Nghi thức rước vật dẫn lễ

Vào ngày đẹp và giờ đẹp mà hai bên gia đình đã lựa chọn, gia đình nhà trai sẽ mang lễ vật đến gia đình nhà gái để làm thủ tục ăn hỏi.

Nghi thức rước lễ vật dẫn lễ trong lễ ăn hỏi truyền thống của người miền nam

  • Nghi thức chào hỏi và đón lễ ăn hỏi

Sau khi gia đình nhà trai rước đồ lễ vào thì gia đình nhà trai và nhà gái chào hỏi nhau và đội bê tráp của gia đình nhà trai nam sẽ trao lễ cho đội bê tráp nữ của gia đình nhà gái để mang vào nhà.

  • Nghi thức mời nước, trò chuyện trong lễ ăn hỏi ở miền nam Việt Nam

Trong nghi thức này gia đình nhà trai và nhà gái sẽ giới thiệu những thành viên trong gia đình mình với nhau. Sau đó, người đại biểu họ nhà trai sẽ công bố lý do mang đồ lễ tới. Tiếp đó, mẹ cô chú rể sẽ cùng với mẹ cô dâu mở từng mâm lễ vật và gia đình nhà gái chấp thuận lý do của họ nhà trai.

Trong nghi thức này, mẹ của chú rể sẽ trao luôn tiền dẫn lễ cho gia đình nhà gái nhằm chia sẻ một phần cho lễ cưới sắp được tổ chức. Ngoài ra, trong nghi thức ăn hỏi của người việt miền nam mẹ chú rể chuẩn bị sẵn một bộ áo dài cùng với nữ trang để tặng cho cô dâu trong lễ ăn hỏi.

  • Nghi thức đón dâu ra mắt hai bên gia đình

Sau màn trò chuyện, mẹ cô dâu cùng với chú rể sẽ lên đón cô dâu xuống ra mắt hai bên gia đình. Nếu gia đình nhà trai chuẩn bị lễ vật là bộ áo dài và nữ trang cho cô dâu thì chú rể sẽ mang lên nhà để cô dâu thay đồ mới. Sau đó, cô dâu mới xuống nhà để chào hỏi hai bên gia đình.

Nghi thức đón dâu mời nước hai gia đình trong đám hỏi người miền Nam

  • Nghi thức thắp hương trên bàn thờ tổ tiên

Trước ngày diễn ra lễ ăn hỏi, gia đình cô dâu cần sửa sang lại bàn thờ gia tiên để bố mẹ cô dâu sẽ cùng cặp uyên ương sẽ lên thắp nhang cho ông bà tổ tiên thể hiện sự thành kính.

  • Nói chuyện và bàn bàn về đám cưới

Sau khi thắp nhang gia tiên và thông báo lễ cưới cho ông bà tổ tiên thì hai gia đình sẽ cùng ngồi lại với nhau để thảo luận chi tiết hơn về lễ cưới bao gồm lễ vật gì, thời gian và ngày giờ cụ thể.

  • Nghi thức lại quả

Sau khi bàn bàn về đám cưới xong, nhà gái sẽ lấy một phần lễ vật ăn hỏi do nhà trai mang sang để làm nghi thức lại quả cho nhà trai. Một điều chú ý trong nghi thức này đó là tất cả mâm lễ đều phải mở nắp và lễ vật trả lại đều phải là số chẵn.

  • Mời tiệc họ nhà trai

Kết thúc nghi thức lễ ăn hỏi gia đình nhà gái sẽ mời cơm gia đình nhà trai nhằm thể hiện sự cảm ơn về sự quan tâm và chu đáo của gia đình nhà trai dành cho mình và con gái. Theo quan niệm của nhiều gia đình người Việt ở miền nam thì tiệc ăn hỏi này gọi là tiệc cưới của gia đình nhà gái nên mâm cỗ sẽ thường được tổ chức rất hoành tráng nhằm biểu trưng cho sự giàu có và sung túc của nhà gái cũng như lời cảm ơn chân thành tới họ nhà trai. Ngày nay, nhiều gia đình khá giả chọn mời tiệc đãi nhà trai và bạn bè nhà gái tại khách sạn lớn nhằm thể hiện sự dư giả, sung túc của gia đình nhà gái.

Trên đây là các thủ tục trong nghi thức ăn hỏi miền Nam, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn trẻ có thêm cái nhìn tổng quan về nghi thức đám hỏi ở miền Nam hiện nay. Ngoài ra, giúp các bạn hiểu hơn về nghi thức truyền thống này nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.Phi Điệp đang cung cấp các dịch vụ tráp lễ ăn hỏi 9 tráp rồng phượng cao cấp sang trọng các bạn có thể tham khảo.

Chúc các bạn có được ngày lễ ăn hỏi thành công viên mãn!

Các tin khác