Những điều cần biết khi chuẩn bị mâm lễ vật ăn hỏi
Lễ vật ăn hỏi chính là vật phẩm mà gia đình nhà trai mang đến nhà gái trong ngày đám hỏi để xin hỏi gả cưới hay đính hôn cho cặp đôi uyên ương sắp cưới. Nó mang ý nghĩa như một lễ vật cảm ơn của nhà trai cũng như sự ràng buộc về lời hứa gả con giữa hai bên gia đình.
- Các thủ tục tổ chức lễ ăn hỏi miền Bắc
- Mặc đẹp đi dự tiệc đám cưới ngày đông
- Mùa nóng mặc gì đi dự đám cưới vừa đẹp vừa sang trọng
Lễ vật ăn hỏi được bên nhà trai chuẩn bị do sự thách cưới của nhà gái về số mâm lễ ăn hỏi hay số lượng các mâm lễ vật theo phong tục của nhà gái. Tùy theo từng vùng miền và phong tục tập quán địa phương mà mỗi nơi lại có những mâm lễ quả ăn hỏi khác nhau sao cho phù hợp với gia đình hai bên. Lễ vật ăn hỏi tùy thuộc vào từng vùng miền và phong tục tập quán của của từng địa phương khác nhau.
-
Lễ vật ăn hỏi trầu cau
Miếng trầu là đầu câu chuyện vì vậy trầu cau được xem là lễ vật linh thiêng và để có một lễ vật ăn hỏi đẹp thì không thể thiếu được. Theo sự tích dân gian để lại thì lễ vật trầu cau là tượng trưng cho tình yêu sắt son, mặn nồng của cặp đôi uyên ương. Chính vì thế, tráp trầu cau được coi như lễ vật chính trong tất cả lễ vật ăn hỏi hay trong phong tục đám hỏi của các vùng miền.
Mâm lễ vật trầu cau được để nguyên một buồng cau, các quả cau tròn trịa, đều quả. Khi mua cau, cần lựa chọn buồng cau xanh tươi, được bẻ khéo léo (tránh việc dùng dao để cắt buồng cau vì lý do kiêng kị, tránh cho cặp đôi uyên ương chia ly sau khi cưới).
Lá trầu không số lượng phụ thuộc tùy theo buồng cau và cách trang trí. Tuy nhiên phải là số chẵn thường là 80 lá hay 100 lá. Các lá to tròn, đều xanh và không bị rách hay và vàng úa. Sau đó, gia đình nhà trai có thể tự sắp lễ ăn hỏi hoặc nhờ tới đơn vị dịch vụ chuyên sắp lễ ăn hỏi để kết mâm lễ ăn hỏi cho đẹp. Các bạn để nguyên buồng cau và cũng có thể sắp lễ kết hợp với lá vạn tuế kết hợp cùng với lá trầu xếp bao quay cùng dây kim tuyến để tạo thành mâm lễ trầu cau đẹp mắt. Nhiều gia đình tỉ mỉ hơn thì trên mâm quả trầu cau còn dán thêm chữ song hỉ vào từng quả cau cho ý nghĩa và rực rỡ và bắt mắt hơn. Trầu cau là một trong những lễ vật không thể thiếu trong các lễ ăn hỏi của người Việt.
-
Lễ vật ăn hỏi rượu và thuốc lá
Lễ vật ăn hỏi rượu và thuốc lá mang ý nghĩa là sự thể hiện lòng hiếu thảo và thành kính mà con cháu với ông bà tổ tiên. Chính vì thế, lễ vật rượu thuốc lá cũng được xếp vào lễ vật ăn hỏi không thể thiếu trong lễ vật ăn hỏi. Cách sắp mâm lễ rượu thuốc khá đơn giản, bên cạnh việc đựng rượu thuốc song hành tạo thành một hình thù đẹp, kết hợp với dây nơ, ruy băng và hoa tươi để tạo nên vẻ đẹp sang trọng và tinh tế cho mâm lễ vật ăn hỏi.
[caption id="attachment_13974" align="aligncenter" width="500"] Rượu và thuốc lá là sự thể hiện lòng hiếu thảo và thành kính của con cháu với ông bà tổ tiên.[/caption]-
Tráp bánh ăn hỏi (bánh phu thê)
Tráp bánh ăn hỏi thường bao gồm bánh cốm, bánh phu thê, bánh đậu xanh hay các loại bánh trưng, bánh dầy. Đây là những lễ vật ăn hỏi không thể thiếu và thường đi có đôi có cặp như các loại bánh cốm - bánh phu thê, bánh trưng - bánh dầy. Cặp bánh mặn ngọt và khi kết hợp lại thường được cha ông gọi với tên gọi khác là cặp bánh âm dương nhằm thể hiện cho tấm lòng trong trắng sắt son của người phụ nữ cùng với sự mạnh mẽ của người đàn ông. Nhằm chúc cho các cặp uyên ương được hạnh phúc trọn đời.
Tráp bánh ăn hỏi thường được sắp xếp theo kiểu hình tháp, sau đó gắn nơ và sử dụng dây ruy băng từ đỉnh thắp xuống. Bên cạnh đó, bạn có thể gắn nơ hoặc chữ song hỷ nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp và sự tôn kính của lễ vật.
Tráp bánh ăn hỏi (bánh phu thê, bánh cốm, bánh chưng bánh giày) thường đi theo cặp, còn gọi là cặp bánh âm dương để thể hiện tấm lòng son sắc của người phụ nữ đối với người đàn ông.
-
Lễ vật ăn hỏi chè – mứt sen
Chè trong lễ ăn hỏi chính là một lễ vật mang ý kính trọng tượng trưng cho sự hiếu thảo của con cái với tổ tiên và là mâm lễ vật thể hiện tình cảm với anh em họ hàng. Trong khi, mứt sen chính là lễ vật ăn hỏi mang đậm ý về sự sum vầy ngày tết, đồng thời tượng trưng cho sự kết trái của cặp đôi uyên ương.
[caption id="attachment_13976" align="aligncenter" width="1200"] Chè và mứt sen cũng là những lễ vật không thể thiếu trong mâm quả của nghi thức ăn hỏi[/caption]Cũng giống như tráp bánh, tráp lễ vật chè và mứt sen thường hay đóng thành hộp vì vậy bạn cũng kết mâm theo hình tráp, trang trí thêm bằng chữ song hỷ đỏ, gắn nơ ruy băng và sợi kim tuyết bao quanh phía bên ngoài.
- Lễ vật ăn hỏi hoa quả tươi
Hoa quả tươi chính là lễ vật ăn hỏi không thể thiếu trong ngày đám hỏi. Lễ vật ăn hỏi hoa quả tươi mang ý nghĩa tượng trưng cho trái ngọt đầu mùa với hoa thơm, trái ngọt nhằm chúc phúc cho các cặp đôi uyên ương sớm có con cháu đầy đàn và hướng đến hạnh phúc sum vầy. Hiện nay, lễ ăn hỏi hoa quả tươi thường được xếp hình rồng phượng vô cùng đẹp mắt với ý nghĩa chúc phúc cho sự giàu sang, phú quý cho cặp đôi uyên ương.
[caption id="attachment_13977" align="aligncenter" width="559"] Lễ vật hoa quả ngày càng được trang trí công phu và bắt mắt hơn[/caption]-
Lễ vật ăn hỏi khác
Ngoài các lễ vật ăn hỏi kể trên thì lễ vật trong lễ ăn hỏi còn bao gồm có một số lễ vật khác như lợn quay, xôi đỗ hoa mai hay bánh kem trong phong tục người miền trung và áo dài theo phong tục của miền nam. Các lễ vật ăn hỏi này đều mang ý nghĩa khác nhau và đều hướng đến sự chúc cho các cặp đôi hạnh phúc, giàu sang.
Ngoài ra, trong lễ vật của nhà trai đưa sang còn phụ thuộc vào yếu tố kinh tế cũng như phong tục tập quán của mỗi vùng. Nếu ở Hà Nội lợn sữa quay là một lễ vật không thể thiếu thì ở Nghệ An và một số tỉnh miền Nam lại không có lễ vật này.
Để có một lễ ăn hỏi hoàn chỉnh cần chuẩn bị rất nhiều nếu bạn chưa biết phải chuẩn bị và bắt đầu từ đâu hãy sử dụng dịch vụ lễ ăn hỏi trọn gói của Phi Điệp chúng tôi sẽ tư vấn trang trí lễ ăn hỏi cho bạn một cách phù hợp và tối ưu chi phí nhất.