Kinh nghiệm tổ chức đám hỏi được lòng hai họ
Lễ ăn hỏi truyền thống và hiện đại đều được diễn ra tại nhà gái. Do vậy, cô dâu và gia đình cần chú ý những điểm như sau để lễ ăn hỏi diễn ra thật tươm tất và thành công nhất nhé!
- 9 nét truyền thống cưới bạn có thể bỏ qua
- Tổng hợp những việc cần làm để chuẩn bị cho lễ ăn hỏ
- Dự tiệc cưới nên chọn váy màu gì cho phù hợp
-
Sửa sang và trang trí lại nhà cửa
Để chuẩn bị cho lễ ăn hỏi của hai bên gia đình, nhà gái có thể sửa sang lại nhà cửa, dọn dẹp và sắp xếp lại nội thất sao cho gọn gàng và bắt mắt nhất. Đặc biệt, trong lễ ăn hỏi quan trọng hơn lễ dạm ngõ nên bên nhà gái nên trang trí nhà cửa, dựng rạp nhỏ để các quan khách, bạn bè hai bên gia đình đến dùng trà, ăn bánh kẹo cho lịch sự.
Rạp cho lễ ăn hỏi hiện nay thường được các gia đình thuê các bên dịch vụ tổ chức cưới hỏi chuẩn bị. Nếu có nhiều thời gian, bạn có thể tự tay trang trí ở nhà. Cần chuẩn bị phông cưới có ghi tên cô dâu chú rể, ngày ăn hỏi để chào đón gia đình nhà trai và làm đẹp khi chụp ảnh kỷ niệm. Với những gia đình cầu kỳ, nhà cô dâu có thể chuẩn bị một chiếc cổng hoa hay cổng bóng để không gian gia đình thêm đẹp. Các gia đình muốn đơn giản có thể chỉ treo dây kim tuyến, cầu hoa đơn giản. Cần chuẩn bị phông hình có ghi tên cô dâu chú rể, ngày ăn hỏi để chào đón gia đình nhà trai và làm đẹp khi chụp ảnh kỷ niệm.
Với nhà gái chật, không đủ chỗ cho cả đoàn gia đình nhà trai và các thành viên trong gia đình ngồi tham dự lễ ăn hỏi, thì gia đình nhà gái phải thuê bạt và dựng trước nhà để dành chỗ cho các quan khách. Ngoài ra, cũng cần thuê thêm bàn ghế đồng bộ để đặt mâm tráp do nhà trai mang tới và làm chỗ tiếp đón khách. Toàn bộ cổng hoa, bạt, bàn ghế cần phải được vận chuyển, lắp đặt và sắp xếp hoàn thiện trong buổi tối trước ngày ăn hỏi, không nên để tới sáng sớm hôm sau ngày lễ chính mới làm, vì lúc đó có thể xảy ra những sai sót không thể khắc phục.
Trên các bàn tiếp đón khách chú ý đặt các lẵng hoa nhỏ để trang trí bên trên bàn uống nước. Số lượng lẵng hoa cũng nên tương ứng với số bàn để trên mỗi bàn đều có một lẵng hoa đẹp mắt.
[caption id="attachment_13929" align="aligncenter" width="500"] Trang trí lẵng hoa tươi nhỏ trên bàn uống nước mang lại nét lịch sự và đẹp mắt cho không gian đám hỏi.[/caption]Ngoài việc dọn dẹp và sắp xếp lại đồ đạc gọn gàng, thì bàn thờ gia tiên của gia đình chính là vị trí quan trọng mà gia đình nhà gái cần sửa sang và chuẩn bị mâm ngũ quả đầy đủ để mời tổ tiên về tham dự lễ ăn hỏi. Cùng với đó, chàng rể mới và cô dâu sẽ được thắp hương dâng lên bàn thờ tổ tiên, chính vì vậy việc lau dọn bàn thờ tổ tiên là điều thực sự cần thiết. Gia đình cô dâu cần dọn dẹp và sắp xếp các đồ vật sao cho gọn gàng nhất để đón tiếp gia đình chú rể
-
Chuẩn bị bánh kẹo, hoa quả và nước uống mời khách
Nhà gái nên chuẩn bị trái cây tươi được gọt sẵn, bánh kẹo, hạt dưa để mời quan khách. Hoa quả mời khách nên được bày biện trên đĩa gọn gàng, đẹp đẽ để thể hiện sự tươm tất và chu đáo của gia đình. Cùng với đó là nước trà đã được cô dâu pha sẵn để mời bố mẹ hai bên gia đình cùng những người lớn. Tất cả cần được chuẩn bị trước giờ nhà trai đến để tạo nên một lễ ăn hỏi thành công, viên mãn nhất.
-
Chuẩn bị sẵn chỗ để xe cho nhà trai
Nếu như gia đình nhà gái có sân vườn rộng thì việc này khá đơn giản. Tuy vậy, nếu như nhà gái ở khu tập thể hay ngôi nhà có diện tích hẹp thì cô gái cần báo với chàng trai về địa điểm gửi xe gần nhà gái và tiện lợi nhất.
-
Chuẩn bị cơm tiếp đãi khách
Nhà gái nên chuẩn bị cơm để tiếp đãi gia đình nhà trai và quan khách sau khi lễ ăn hỏi kết thúc. Thông thường, phần cỗ trong lễ ăn hỏi của mỗi nhà trai, nhà gái đều đặt và ăn riêng, nên vì vậy số lượng cỗ sẽ căn cứ vào số lượng người trong từng đoàn của mỗi bên gia đình.
-
Chuẩn bị trang phục ăn hỏi cho nhà gái
Bên cạnh việc chuẩn bị các nghi thức cho lễ ăn hỏi được hoàn hảo thì trang phục cho lễ ăn hỏi cũng là điều được gia đình nhà gái quan tâm. Trong buổi lễ ăn hỏi, tốt nhất cô dâu nên chọn mặc áo dài. Áo dài cô dâu trong ngày lễ ăn hỏi thông thường được may đo riêng để vừa vặn hoặc cô dâu đi thuê. Áo dài cho cô dâu thường rất cầu kì, trang trí đính đá, thêu thùa sang trọng. Cô dâu nên chuẩn bị trang phục tươm tất cho mình trước khoảng 1 tuần khi lễ ăn hỏi chính thức diễn ra.
[caption id="attachment_13931" align="aligncenter" width="495"] Nhiều cô dâu lựa chọn áo dài đỏ cho nghi lễ ăn hỏi.[/caption]Áo dài cho cô dâu ngày lễ ăn hỏi có thể lựa chọn các màu sắc trang trọng, rực rỡ, thường là gam màu đỏ, hồng, cam, tím, trắng được cách điệu lịch sự. Cô dâu tránh mặc áo dài quá hở hang, gợi cảm dễ mang lại cảm giác khiến nhà trai có ấn tượng không tốt với cô dâu.
Cô dâu nên lựa chọn cho mình 1 thợ trang điểm riêng để trang điểm cho cô dâu xinh đẹp trong ngày lễ ăn hỏi. Thông thường, hai người cần đẹp nhất trong buổi lễ ăn hỏi chính là cô dâu và mẹ cô dâu. Mẹ cô dâu được trang điểm và làm tóc theo phong cách quý phái, sang trọng để tôn lên sự quyền quý của mẹ cô dâu. Thường mẹ cô dâu mặc áo dài, trang trí đính đá, thêu thùa nổi bật.
Đội ngũ bê tráp của gia đình nhà gái được mặc áo dài đồng bộ tùy theo số tráp hỏi cần đỡ, trang điểm, làm tóc nhẹ nhàng. Tránh việc quá nổi bật hơn cô dâu. Bởi ngày ăn hỏi hay ngày cưới thì cô dâu cần là người xinh đẹp nhất.
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm giúp hai gia đình cô dâu và chú rể tổ chức thành công buổi lễ ăn hỏi truyền thống. Sau lễ ăn hỏi này, là thời gian hai bên gia đình chuẩn bị cho lễ cưới trọng đại của đôi bạn trẻ. Rất hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm, chuẩn bị chu toàn nhất để có một ngày vui trọng đại viên mãn của đôi uyên ương.