Phi Điệp Wedding Planner - Dịch vụ cưới hỏi trọn gói, tổ chức đám cưới, tiệc cưới
Hotline: 0906 004 505 - 0983 037 083   Email:
Cẩm nang cưới

Cẩm nang cưới

Đám cưới hỏi theo phong tục truyền thống miền Nam

Xét trong ba miền, nghi thức, phong tục cưới có nhiều đổi khác từ Bắc vào Nam. Thời xưa, trong đời người từ lúc sinh ra tới lúc mất đi đều trải qua nhiều buổi lễ quan trọng. Nghi lễ tại các vùng miền khác nhau sẽ diễn ra theo một hình thức lẫn nội dung khác nhau. Nếu như lúc trước còn có lễ Gia Quan tức là đội khăn cho người con trai được 20 tuổi để chứng tỏ người đó trưởng thành và có thể làm trụ cột cho gia đình thì ngày nay, hôn lễ dường như đã gánh luôn phần ý nghĩa cho lễ Gia Quan.

Trong ba miền, thì miền Nam có lối sống dễ chịu hơn và thoáng hơn so với miền Bắc Và Trung do đó lễ vật và các nghi thức diễn ra cũng đơn giản hơn. Các lễ trong phong tục cưới hỏi của người miền Nam không câu nệ nghi thức lẫn lễ vật. Tuy nhiên, trong lễ vật của người miền Nam cũng có các quy định riêng trong mâm lễ vật của mình. [caption id="attachment_14104" align="aligncenter" width="938"]Mâm lễ vật cưới hỏi của người miền Nam Mâm lễ vật cưới hỏi của người miền Nam[/caption]

Cũng giống như phong tục cưới hỏi của miền Bắc và miền Trung thường có 3 lễ cơ bản đó là lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ đón dâu.

1.Lễ dạm ngõ miền Nam

Trong lễ cưới miền Nam nếu như gia đình hai bên ở xa thì có thể bỏ qua nghi lễ dạm ngõ, tiến hành chung lễ ăn hỏi và lễ đón dâu trong cùng một ngày. Khi đó, lễ vật ăn hỏi và lễ vật để cúng tổ tiên khi đón dâu cũng sẽ được gộp chung lại làm một.

2. Lễ ăn hỏi miền Nam

Thông thường các nghi lễ sẽ được thực hiện tại bàn thờ tổ tiên. Họ hàng gia đình nhà trai đến, có một vị trưởng tộc bưng khay trầu có đôi đèn, chú rể phụ bưng khay rượu, đi cùng là ông bà và cha mẹ họ nhà trai đi chẵn đôi, các cặp nam nữ bưng lễ vật là bốn hoặc sáu người. Quả vật mang đến gia đình nhà gái ngoài trái cây, bánh kẹo, phải có trầu cau và có cặp đèn thật to, trùng với kích thước của đôi chân đèn ở trên bàn thờ nhà gái. Trưởng tộc nhà trai sẽ xin phép gia đình nhà gái cho nhập gia trình lễ cưới, khi được gia đình nhà gái đồng ý thì họ nhà trai lần lượt đi vào và sau đó chính thức thực hiện các nghi lễ và trình lễ vật cưới.

[caption id="attachment_14105" align="aligncenter" width="900"]Đèn cầy luôn xuất hiện trên bàn thờ gia tiên này ăn hỏi Đèn cầy luôn xuất hiện trên bàn thờ gia tiên này ăn hỏi[/caption]

Họ nhà trai sẽ kính cẩn mời gia đình nhà gái uống trà, uống rượu, ăn trầu, hai bên bàn bạc và thống nhất với nhau về việc hôn nhân của cô dâu, chú rể và thực hiện nghi thức tặng nữ trang cho cô dâu mới.

  1. Lễ cưới ở miền Nam

Người dân phía Nam thường có lối suy nghĩ khá phóng khoáng, vì thế phong tục cưới hỏi của người miền Nam cũng có phần thoải mái, giảm nhẹ hơn. Không như ở miền Bắc, người miền Nam có thể bỏ qua lễ dạm ngõ mà tiến hành luôn lễ ăn hỏi và đón dâu trong cùng một ngày.

Tuy nhiên, có một nghi lễ bắt buộc cần phải có trong phong tục cưới miền Nam, đó chính là lễ lên đèn. Vị trí buổi lễ là khu vực nơi thờ tổ tiên, trong nhà, trang trí tùy theo gia đình, và phải có đủ hương đăng hoa quả. Họ hàng nhà trai đến, có người làm mai đi đầu. Phẩm vật đưa tới, ngoài trái cây, bánh kẹo, phải có trầu cau.

Trong phong tục cưới hỏi miền Nam, lên đèn là nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất. Trưởng tộc khui một chai rượu trong số các lễ vật mà nhà trai đem đến và đứng phía trước chính giữa của bàn thờ, cô dâu chú rể đứng hai bên. Hai ngọn nến to, do đàng trai đem đến được đặt trên bàn thờ ông bà. Người trưởng tộc bèn khui một chai rượu, trong số hai chai do đàng trai đem đến. Rồi thì trưởng tộc đứng trước bàn thờ ngay chính giữa, cô dâu chú rể đứng hai bên, im lặng. Hai ngọn đèn được đốt lên, từ ngọn lửa của cái đèn trứng vịt nhỏ của bàn thờ. Hai ngọn đèn cháy từ từ, đặt sát nhau bởi người làm lễ đang áp vào hai tay, như khấn vái. Khi lửa cháy đều ngọn, ông này từ từ giang cánh tay ra và trao cho hai người trợ lý là cô dâu và chú rể mỗi bên một ngọn để cắm vào chân đèn.

Ngọn đèn cần phải cháy thong dong, đều đặn, hai bên bằng nhau, nếu bên cao bên thấp thì sẽ người xưa có quan niệm rằng chàng rể sợ vợ, cô dâu sẽ lấn áo ăn hiếp chồng. Ðề phòng nến tắt, nhiều người đóng cửa sổ thật kỹ để tránh gió tạt hoặc tạm thời tắt quạt máy. Ngày nay, đèn được chế biến bằng hóa chất, không làm bằng sáp ong như ngày xưa nên dễ tắt bất ngờ.

[caption id="attachment_14106" align="aligncenter" width="362"]Nghi lễ lên đèn của người Miền Nam trong phong tục cưới hỏi Nghi lễ lên đèn của người Miền Nam trong phong tục cưới hỏi[/caption]

Sau đó là lễ rước dâu về nhà trai. Khi hai bên gia đình đã có mặt đầy đủ ở tư gia họ nhà trai thì chú rể phụ sẽ rót rượu cho trưởng tộc họ gia đình nhà trai tuyên bố và làm lễ thành hôn. Cô dâu và chú rể lần lượt thực hiện các lễ nghi, cùng làm lễ trước bàn thờ gia tiên, tiếp theo là lễ bái họ tộc, rót rượu mời cả họ tộc, ông bà nội ngoại hai bên gia đình, lễ bái song thân cô dâu chú rể cùng dâng rượu cho cha mẹ, và cuối cùng là lễ anh em, bạn bè quan khách đến tặng quà, chúc mừng cô dâu chú rể. Sau đó trưởng tộc sẽ tuyên bố kết thúc buổi lễ thành hôn.

Tuy nhiên hiện nay, ngoài việc tổ chức đám cưới tại gia, các bạn trẻ còn tổ chức lễ cưới ở nhà hàng tổ chức tiệc cưới. Nghi lễ tùy theo yêu cầu của cô dâu, chú rể hay tại từng nhà hàng có chút khác biệt, nhưng thường là: MC mời cô dâu và chú rể, cha mẹ hai bên lên sân khấu, sau đó đại diện bên gia đình nhà trai nhà gái có lời phát biểu chúc mừng, gửi gắm mong muốn cho đôi trẻ mãi mãi hạnh phúc. Tiếp theo cô dâu chú rể dâng rượu cha mẹ hai bên, rồi sau đó cặp uyên ương uống rượu giao bôi. Đôi tân lang, tân nương cắt bánh cưới và đi chào bàn quan khách.

Trên đây là những thủ tục cần có trong lễ cưới hỏi truyền thống của người miền Nam, hi vọng bài viết đã cung cấp đến độc giả những hiểu biết có ích nhất, đặc là các cặp đôi sắp cưới để có một đám cưới hoàn hảo và viên mãn trong ngày trọng đại.Để có một đám cưới trọn vẹn thì các bạn có thể tham khảo dịch vụ lễ ăn hỏi trọn gói và dịch vụ trang trí lễ ăn hỏi tại nhà được vì thế hãy tham khảo dịch vụ của chúng tôi nhé!

Các tin khác