Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Kinh - Những Nghi Thức Quan Trong Cần Lưu Ý

Xem nhanh

Cưới hỏi là một sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Trong bài viết này hãy cùng Phi Điệp Wedding tìm hiểu về phong tục cưới hỏi của người kinh.

Xem thêm: 

Tìm hiểu về phong tục cưới hỏi của người Kinh là việc cần thiết vì như thế sẽ giúp cho bạn biết được về một lễ cưới truyền thống là như thế nào và cần những gì và từ đó biết trân trọng hơn và cũng từ đó sẽ biết cách tinh giản bớt những nghi thức mà vẫn giữ được những tinh túy nhất của một đám cưới Việt Nam.

Phong tục cưới hỏi của người kinh bao gồm những các thủ tục sau:

phong tục cưới hỏi của người kinh - lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ

Dạm ngõ là một nghi lễ quan trọng trong lễ cưới truyền thống để chính thức hóa mối quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Ở thời điểm hiện tại thì lễ dạm ngõ không còn được tổ chức rình ràng như trước kia nữa mà nó chỉ là buổi gặp mặt giữa hai bên gia đình. 

Trong buổi gặp mặt này nhà trai sẽ đến nhà gái và đặc vấn đề cho đôi trai gái được tự do đi lại, tiếp tục tìm hiểu nhau kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. 

Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi là một lễ thông báo chính thức về sự kết giao của hai bên gia đình và hai họ. Ngày nay khi mà các thủ tục cưới hỏi được giảm bớt đi nhiều nghi lễ, nhưng lễ ăn hỏi là một nghi thức quan trọng vẫn được duy trì. Lễ ăn hỏi là một bước đánh dấu quan trọng trong quan hệ hôn nhân của đôi trai gái. Trải qua lễ ăn hỏi cô gái chính thức trở thành vợ chưa cưới của chàng trai và được gia đình nhà trai là con cháu trong gia đình.

Tham khảo thêm về thủ tục lễ ăn hỏi trọn gói của Phi Điệp Wedding

Lễ cưới

phong tục cưới hỏi của người kinh

* Trình tự đám cưới của người miền trung

Lễ cưới chính là nghi thức quan trong trong lễ cưới truyền thống của Việt Nam. Nghi thức lễ cưới đầy đủ của người miền trung sẽ được diễn ra theo 3 bước là:

- Lễ xin dâu:

Trước giờ đón dâu, mẹ của chú rể sẽ đi cùng một người thân trong gia đình đến nhà gái đem theo cơi trầu, chai rượu để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến đón dâu để nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp.

- Nghi lễ rước dâu

Đoàn đón dâu của nhà trai dù có di chuyển bằng phương tiện gì đi chăng nữa thì trước khi tiến vào nhà gái cũng chấn chỉnh lại đội hình. Đi đâu là vị trưởng đoàn đại diện cho nhà trai, tiếp đó sẽ đến bố mẹ của chú rể, chú rể và bạn bè, người thân, họ hàng…. Để đảm bảo mọi việc diễn ra nhanh chóng và thoải mái hơn thì đoàn rước dâu nên có đội hình càng gọn nhẹ càng tốt.

phong tục cưới hỏi của người kinh

*  Trình tự đám cưới của người miền bắc

Cũng như phong tục đám cưới của miền trung, trình tự đầu tiên trong đám cưới đó là mẹ của chú rể sẽ mang theo một cơi trầu đến nhà gái cùng với  người trong gia đình đến nhà gái để làm lễ xin dâu.

Đoàn đón dâu sẽ tiến đến nhà gái sau đó đi đầu là trưởng đoàn đại diện cho nhà trai. Sau khi tiến vào nhà gái và an tọa, đại diện hai bên gia đình sẽ giới thiệu nhau, sau một tuần trà thì đại diện của bên nhà trai sẽ đứng dậy và có lời trình bày với nhà gái xin đón cô dâu về nhà chồng.

Sau khi được gia đình nhà gái cho phép đón dâu thì chú rể sẽ tự vào phòng của cô dâu, trao hoa và đón cô dâu ra trước bàn thờ tổ tiên của nhà gái, thắp nén hương rồi chào bố mẹ, họ hàng hai bên. Cha mẹ của cô dâu sẽ dặn dò đôi vợ chồng trẻ về cách sống, về tình yêu, về đạo lý vợ chồng. Sau đó vị đại diện gia đình nhà trai sẽ thay lời chú rể và xin được rước cô dâu về nhà chồng. 

Về đến nhà trai, việc đầu tiên mà cô dâu, chú rể sẽ phải làm đó chính là được cha mẹ chú rể dẫn đến bàn thờ để thắp hương bái kiến tổ tiên, chào họ hàng hai bên nhà chồng. Sau khi các nghi lễ kết thúc thì họ nhà trai sẽ mời họ nhà gái dự tiệc cưới của đôi tân lang, tân nương trước khi kết thúc tiệc cưới.

phong tục cưới hỏi của người kinh - lễ lại mặt

Lễ lại mặt

Sau ngày cưới, mẹ chồng sẽ chuẩn bị cho đôi vợ chồng một mâm lễ nỏ đẻ cho cả hai vợ chồng mang về nhà gái để lại mặt hay còn gọi là lễ nhị hỷ sau đám cưới từ 3 đến 4 ngày. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại thì do điều kiện có nhiều cặp đôi gia đình ở xa nhau nên thường thì gia đình nhà trai đã xin phép có lễ lại mặt ngay sau lễ đón dâu để tạo điều kiện thuận lợi cho đôi trẻ.

Trên đây là những nghi thức cần thiết theo phong tục cưới hỏi của người kinh mà bạn không nên bỏ qua trong chương trình đám cưới của mình. Nếu bạn không có người hỗ trợ giàu kinh nghiệm đẻ chuẩn bị cho đám cưới của mình thì hãy liên hệ ngay với Phi Điệp wedding để nhận được hỗ trợ tốt nhất.