Phi Điệp Wedding Planner - Dịch vụ cưới hỏi trọn gói, tổ chức đám cưới, tiệc cưới
Hotline: 0906 004 505 - 0983 037 083   Email:
Cẩm nang cưới

Cẩm nang cưới

Ý nghĩa mâm trầu cau và trái cây trong lễ ăn hỏi

Ngoài việc cân nhắc và lựa chọn bộ mâm quả cưới sao cho hợp lý thì ý nghĩa của từng mâm quả trong lễ dạm ngõ được dùng làm nghi thức cưới hỏi truyền thống của người Việt ta cũng là một trong những vấn đề dành được khá nhiều sự quan tâm và chú ý của các cặp đôi. Đây là một trong những lễ nghi thể hiện sự tự hào dan tôc, kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc bởi phong tục cưới hỏi của người Việt Nam ta vô cùng thiêng liêng và đặc sắc.

1. Ý nghĩa mâm quả cưới – trầu cau

Trong truyện dân gian mà ông cha ta đã truyền lại không thể không nhắc tới sự tích trầu cau - câu chuyện biểu tượng cho tình yêu son sắc. Cây cau là loại cây có thân tròn, chắc và được xem là biểu tượng của người đàn ông. Lá trầu có hình dạng bầu bĩnh, xòe ngang trên mặt đất và tượng trưng cho người con gái. Chính vì điều này mà trong các đám cưới của người Việt Nam thì dù tổ chức theo phong tục của vùng miền nào đi chăng nữa từ Bắc - Trung - Nam đều không thể thiếu mâm quả Trầu Cau trong sính lễ cưới của nhà trai.

Cách tính số lượng trầu cau trong mâm quả của người xưa là 01 quả Cau = 02 lá Trầu. Ngày nay, nhiều gia đình lại thay đổi theo lối sống hiện đại lại chuộng buồng cau với 105 quả và ý nghĩ nói lái theo câu thành ngữ “trăm năm hạnh phúc”, hoặc có gia đình lại lựa chọn chọn buồng Cau 60 quả theo cách ví von “60 năm cuộc đời”.

2. Ý nghĩa mâm quả cưới – trái cây

Mâm quả cưới với hoa quả và trái cây được sử dụng trong lễ ăn hỏi thường được gọi là mâm ngũ quả. Nghĩa là mâm quả này được làm nên từ 5 loại hoa quả khác nhau và được dùng để đặt lên bàn thờ tổ tiên hoặc xếp trên bàn tiếp khách của nhà gái. Các loại trái cây bày lên thể hiện được ước nguyện của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp từng loại quả để làm nên mâm quả cưới trái cây.

Do có những sự khác biệt về phong tục tập quán cũng như vị trí địa lý mà các vùng miền lại có cách trình bày mâm ngũ quả khác nhau. Người miền Bắc thường bài trí mâm ngũ quả với những trái cây như: táo, đào, cam, hồng, lê... Đối với người miền Nam lại thường kiêng kỵ những loại trái cây có tên mang ý nghĩa xấu nên những loại trái cây trong mâm lễ hoa qua thường không có các loại quả như ("quýt làm cam chịu”), Lê (“lê lết”), Táo (người Nam gọi là “bom”), Lựu (“lựu đạn”).

Ngoài ra người miền Nam, cũng không chọn những loại hoa quả có vị đắng lên mâm cỗ. Mâm trái của người miền Nam thường là mãng cầu, thanh long, nho, táo mỹ đỏ, xoài ...Tuy nhiên, trong thời đại xã hội hiện nay thì phong tục về mâm quả trái cây trong ngày cưới đã không còn giữ đúng theo nguyên viện và khắt khe như xưa. Mọi việc đều do hai bên nhà trai và nhà gái có thể bàn bạc với nhau thuận theo sự đồng ý và mong muốn của hai bên gia đình.

Các tin khác