Phi Điệp Wedding Planner - Dịch vụ cưới hỏi trọn gói, tổ chức đám cưới, tiệc cưới
Hotline: 0906 004 505 - 0983 037 083   Email:
Cẩm nang cưới

Cẩm nang cưới

Nguồn gốc một số phong tục trong lễ ăn hỏi người Việt

Lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn được coi là một trong những nghi thức và phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt Nam ta. Đây sẽ là sự thông báo chính thức về việc sẽ hứa gả con gái giữa hai bên gia đình. Trong đám hỏi thường có khá nhiều lễ nghi và thủ tục mà cô dâu chú rể cũng như bố mẹ hai bên gia đình phải thực hiện. Nếu bạn chưa biết nguồn gốc của một vào phong tục trong lễ ăn hỏi, bài viết này, Phi Điệp Wedding xin được giải đáp thắc mắc giúp bạn.

1. Nguồn gốc và ý nghĩa chữ Song Hỷ

Chữ Song Hỷ thường có màu đỏ bắt mắt đã trở thành nét văn hóa quen thuộc trong việc cưới hỏi của người Việt. Chữ Hỷ gắn liền với một giai thoại trong đời nhà Tống – Vương An Thạch. Trong khi chờ bản vàng được đề tan, Anh Thạch trở về quê nhà. Khi đi ngang qua Mã Gia, chàng trai đã kịp gặp gỡ Mã Viên Ngoại và được ngài tiếp đãi nồng hậu tại tư trang. Trước đức độ vài tài mạo của chàng trai này, quan viên ngoại đã quyết định gả con gái và một lễ cưới linh đình được diễn ra.

Trong ngày hôm đó, triều đình cũng công bố danh sách bảng vàng, tên của Vương An Thạch xuất hiện trong danh sách đậu Trạng Nguyên và được lên kinh đô để nhậm chức. Chàng trai họ vương cũng đã đạt một lúc hai điều đại sự, Vương An Trạch đã viết hai chữ Hỷ rất to và trình lên nhạc gia để bày tỏ lòng thành kính. Và từ đó, chữ Hỷ đã được ra đời.

Trải qua nhiều thay đổi của lịch sử, chữ Hỷ vẫn được lưu truyền trong việc cưới hỏi của người Việt Nam ta như một nét văn hóa đẹp. Trải qua nhiều thay đổi của lịch sử, việc thi cử đỗ đạt không còn nữa, nhưng tục dùng chữ “Song Hỷ” vẫn được lưu truyền trong việc Cưới Hỏi của người Việt ta như một nét đẹp về văn hóa.

Ngày nay, chữ “Song Hỷ” được cách điệu trong nét vẽ để tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho các cặp đôi.

2. Tục thách cưới

Trước đây, nhà trai muốn giúp con mình lấy được vợ phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu mà nhà gái gọi là thách cưới. Tuy nhiên, thách cưới lại là một sự trói buộc của cả hai nhà. Có không ít trường hợp chàng rể đã phải bỏ cuộc vì các lễ vật yêu cầu đã vượt quá khả năng cho phép, người thiệt thòi chính là nàng dâu tương lai vi dẫu không thành nhưng nàng dâu cũng sẽ có tiếng một đời chồng.

Việc nên vợ nên chồng là một điều đáng mừng cho cả hai bên gia đình. Tuy nhiên, khi vấp phải tục thách cưới quá khó, nhà trai sẽ phải lâm vào cảnh lao đao chạy ngược chạy xuôi để lo cho xong phần lễ vật. Và rồi cuối cùng là phải kéo cày trả nợ. Nghĩa vợ chồng, thông gia cũng sứt mẻ một phần mầm mống từ đây.

Xã hội hiện đại ngày nay thì mọi người đã có những cái nhìn thoáng hơn về vấn đề này. Ở nhiều nơi còn coi việc thách cưới như không tồn tại mà chỉ được xem như một thủ tục để nhà trai tỏ lòng tôn trọng nhà gái.

3. Bánh Phu Thê (Bánh Xu Xuê)

Bánh Phu Thê đã không còn là loại bánh quá xa lạ đối với người Việt. Đây không chỉ là một trong những loại bánh truyền thóng của người Việt mà còn hàm chứa trong đó khá nhiều triết lý của cả dân tộc.

Bánh-phu-thuê1Tương truyền bánh có tên gọi Phu Thê là d sự tích vua Lý Anh Tông đi đánh trận, người vợ thương chồng vất vả đã tự tay vào bếp làm bánh gửi ra chiến trường. Vua ăn bánh thấy ngon nghĩ tới tình nghĩa vợ chồng nên được đặt làm bánh Phu Thê.

Các tin khác