Phi Điệp Wedding Planner - Dịch vụ cưới hỏi trọn gói, tổ chức đám cưới, tiệc cưới
Hotline: 0906 004 505 - 0983 037 083   Email:
Cẩm nang cưới

Cẩm nang cưới

Tìm hiểu chi tiết phong tục lễ ăn hỏi Việt Nam - Phidiepwedding

Trong đám cưới xưa kia có rất nhiều các nghi lễ đặc trưng mà lại rườm rà. Nhưng ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, nên có rất nhiều các nghi lễ đã được lược bỏ, duy nhất có lễ hỏi là vẫn được giữ nguyên. Vậy ngày lễ hỏi có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu chi tiết về phong tục lễ ăn hỏi Việt Nam qua bài viết bên dưới đây nha.

Xem thêm:

Phong tục lễ ăn hỏi Việt Nam

phong tục lễ ăn hỏi việt nam

1. Lễ ăn hỏi là gì?

Phong tục lễ ăn hỏi Việt Nam chính là một trong 3 nghi thức chính của một đám cưới gồm có: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Đây là việc mà nhà trai phải chuẩn bị và mang sính lễ tới nhà gái để xin cưới chính thức. Nhà gái sau đó nhận các lễ vật, việc này chính là đồng ý gả con gái của mình cho nhà trai. Kể từ ngày ăn hỏi, cô dâu và chú rể có thể chính thức được coi là vợ chồng, hai bên gia đình trở thành thông gia và chỉ cần đợi ngày làm đám cưới, mời dân làng chứng kiến là đã đầy đủ rồi.

Ngày trước, lễ ăn hỏi tại Việt Nam ta thường diễn ra sớm hơn, trước cả các đám cưới cả hàng tháng trời. Tuy nhiên, ngày nay thì do 1 vài yếu tố như: thời gian tiền bạc, công sức,... cho nên lễ hỏi thường tổ chức gần sát với ngày cưới hoặc sát ngày cưới để cùng một công thuê phông bạt, công chuẩn bị, cùng thời gian và tiết kiệm hơn chi phí.

phong tục lễ ăn hỏi việt nam

2. Lễ ăn hỏi gồm có những gì?

Ngày nay, các mâm quả không chỉ có do mình nhà trai chuẩn bị nữa mà thường được hai bên gia đình bàn bạc, thống nhất sao cho phù hợp nhất với điều kiện của cặp đôi và làm sao để chuẩn bị chu đáo, trang trí đẹp mắt nhất. Theo lẽ thường thì số lễ vật trong lễ ăn hỏi tại miền Bắc là: 3, 5, 7, 9, 11, 13; còn những số lễ vật ở miền Nam sẽ là: 4, 6, 8, 10, 12,... Và đặc biệt là số vật phẩm trong mỗi tráp ăn hỏi phải là số chẵn đối với đám cưới miền Bắc và số lẻ đối với phong tục đám cưới miền Nam. Chính vì mỗi nơi có 1 quy định riêng theo lối sống và phong tục tại nơi đó nên các cặp đôi cần phải hết sức lưu ý để không làm sai với phong tục truyền thống.

Tất nhiên là dù cho số tráp ăn hỏi nhiều hay ít thì chắc chắn cũng không thể thiếu những lễ vật chính sau đây: tráp trầu cau, tráp bánh cốm, tráp bánh phu thê, tráp hoa quả, tráp chè, tráp rượu thuốc, tráp mứt hạt sen,…..Các tráp lễ phải được trang trí đầy đặn, đẹp mắt để nhằm thể hiện lòng biết ơn và thành ý của nhà trai đối với nhà gái đã sinh thành, nuôi dưỡng và gả con cho họ và thay lời cảm ơn sự giúp đỡ, chia sẻ để nhà gái tổ chức đám cưới.

Tất nhiên trong lễ ăn hỏi thiêng liêng và quan trọng, cũng sẽ có những kiêng kỵ riêng biệt. Chính vì thế mà các cặp đôi cần phải hết sức cẩn trọng không để thiếu sót hay xảy ra sơ xuất đổ vỡ trong quá trình diễn ra lễ ăn hỏi. Vì việc đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hạnh phúc lâu bền của đôi vợ chồng trong ngày vui, cũng như là cuộc sống về sau của cả 2 người.

phong tục lễ ăn hỏi việt nam

3. Đại diện tham dự lễ ăn hỏi gồm những ai?

Trong ngày lễ ăn hỏi thì thường chỉ có đại diện của 2 bên nhà trai, nhà gái gặp mặt là chủ yếu. Và thường thì đại diện nên chỉ có những người lớn tuổi, ruột thịt và những người có chức vị trong gia đình tham dự.

- Nhà trai gồm có: ông bà, bố mẹ, các bác, các cô, các chú, chú rể và bạn bè.

- Nhà gái có thể sẽ đông hơn vì lễ ăn hỏi được tổ chức tại nhà gái; nhưng cũng thường chỉ có ông bà, bố mẹ, cô dâu, các cô, dì, chú, bác và bạn bè.

Tất nhiên là không thể thiếu đội ngũ nam nữ chưa vợ, chưa chồng bê mâm tráp. Số lượng người sẽ tùy thuộc vào số lượng mâm lễ vật mà nhà trai mang sang nhà gái là bao nhiêu.

phong tục lễ ăn hỏi việt nam

4. Các thủ tục chính trong lễ ăn hỏi

4.1 Rước lễ vật đến nhà gái

Nhà trai sẽ chuẩn bị và mang lễ vật tới nhà gái; nhà gái nhận và dâng lên bàn thờ gia tiên như 1 lời báo cáo với tổ tiên về ngày trọng đại của con cháu và tỏ lòng hiếu thảo.

4.2 Tiếp khách

Chủ yếu việc này sẽ do bên nhà gái và cô dâu tiếp khách, mời nước họ hàng thân thích của nhà chú rể. Đối với đám cưới mà nhà chú rể ở xa thì nhà gái có thể mời nhà trai ở lại dùng cơm trước khi về. 

Và sau khi kết thúc lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ phải chi lễ vật thành từng gói nhỏ cho họ hàng, hàng xóm và bạn bè như tỏ sự chia vui và công bố chính thức về đám cưới với mọi người.

4.3 Lại quả cho nhà trai

Ngay sau khi lễ ăn hỏi kết thúc, thì nhà gái sẽ phải chia đồ lại quả cho nhà trai và đồng thời trả lại các mâm tráp. Đồ lại quả phải là số chẵn (thông thường sẽ là 10 lễ vật). Đặc biệt là khi lại quả tuyệt đối không được dùng kéo hay dao để cắt mà phải xé bằng tay; khi nhà gái trả mâm tráp thì nhất định phải để ngửa nắp lên, tuyệt đối không được đóng nắp lại. Xong xuôi thì nhà trai xin phép ra về. 

Phong tục lễ ăn hỏi Việt Nam ta ngày nay tuy diễn ra nhanh nhưng các nghi thức gần như quan trọng nhất của đám cưới vẫn được giữ gìn. Cho nên, các cặp đôi hãy nhớ kỹ quy trình trên để lễ ăn hỏi cùng đám cưới của mình được diễn ra trọn vẹn, đầy đủ nhất. 

Các tin khác